Từ 6h sáng, hàng ngàn
người đã kéo đến Dinh Thống Nhất để dự lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Rất
nhiều người sau đó đã bật khóc khi hình ảnh lễ truy điệu từ Hà Nội được trực tiếp qua màn
hình. Tất cả đều cảm thấy nghẹn ngào thương xót khi linh cữu Đại tướng Võ
Nguyên Giáp được di chuyển vào Quảng Bình.
Các bạn trẻ
đang ghi lại cảm xúc về sự ra đi của Đại tướng
Sau đó mặc dù lễ truy
điệu đã kết thúc, dòng người vẫn tấp nập tiến về hội trường Dinh Thống Nhất, nhất
là những bạn trẻ với mong muốn được thắp nén nhang tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối
cùng.
Cảm xúc trào dâng về sự
ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khiến nhiều bạn trẻ không nói lên thành lời. Họ tập trung lại để viết lên những dòng cảm
tưởng của mình về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị anh hùng của lòng dân.
Em Ngô Hải Yến, sinh
viên trường đại học KHXH& NV TP.HCM đã có mặt từ rất sớm để thắp nén nhang
tiễn biệt Đại tướng. Dù chưa một lờn gặp mặt nhưng em luôn xem Đại tướng như một
người cha đầy kính trọng.
Hải Yến nghẹn ngào: “Vậy là con lại được đến
viếng người thêm một lần nữa. Hôm nay xem trực tiếp lễ truy điệu Người trên
truyền hình, con không muốn mọi người mang linh cữu Đại tướng đi đâu hết, con
muốn Người ở lại mãi với dân tộc Việt Nam.
Thế hệ chúng con xin hữa sẽ cố gắng,
phát huy những gì tốt đẹp nhất mà Bác Hồ và Người đã để lại cho chúng con. Một
lần nữa con được cúi đầu trướng người, một vị Đại tướng tài ba của dân tộc Việt
Nam và thế giới”.
Em Bùi Thị Thanh Nhàn,
sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại TP.HCM - một người con sinh ra từ
vùng đất Lệ Thủy, Quảng Bình không nén được xúc động: “Con rất tự hào về Đại tướng
cũng như xứ Quảng quê mình. Từ nhỏ con đã được nghe ông ngoại kể rất nhiều câu
chuyện về những chiến công của Đại tướng và Bác Hồ. Đại tướng mất đi
là một tổn thất to lớn cho toàn thể dân tộc Việt Nam nói riêng cũng như thế giới
nói chung.
Con sẽ không bao giờ quên Người, mong Người ra đi thanh thản”.
Cũng với tiếng nấc nghẹn
ngào, em Nguyễn Thị Tuyết Sương, Đại học tài chính Marketing TP.HCM bộc bạch: “Ở
thế hệ con, những gì thuộc về 2 cuộc chiến tranh lịch sử mà Đại tướng đã làm
cho dân tộc chỉ được học qua sách vở. Tuy vậy, tại thời điểm này, con thấm thía
hơn bao giờ hết công lao to lớn của Đại tướng và các anh hùng liệt sĩ đã cống
hiến hy sinh để ngày hôm nay chúng con được cắp sách đến trường mà không còn thấy
cảnh bom đạn, khói lửa của chiến tranh.
Sự ra đi của Đại tướng
là một mất mát to lớn không gì có thể bù đắp nổi. Đại tướng là tượng đài của mỗi
người dân Việt Nam để chúng con có thể hãnh diện khi nói chuyện với bạn bè quốc
tế. Con xin hứa, thế hệ thanh niên chúng con sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân để
có thể phục vụ tốt hơn cho đất nước như những gì mà thế hệ của người đã làm được”.
Trong khi đó, em Nguyễn
Trần Kiều Dung, Trường tiểu học Tự Đức, Q. Thủ Đức dù mới 9 tuổi nhưng đã chất
chứa rất nhiều cảm xúc về bác. Em cho biết: “Bác đã giúp cho thế hệ chúng con
có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Bác là người học trò mẫu mực của Bác Hồ, là một
vị đại tướng dũng, có lòng nhân hậu, yêu nước thương dân. Cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác là
một niềm tự hào của dân tộc mà ai cũng thành kính. Khi nghe tin bác mất, con đau
lòng lắm. Con mong bác về nơi yên nghĩ an và luôn phù hộ cho người dân Việt Nam
yêu quý”.
Rất nhiều bạn trẻ, chủ
yếu tập trung từ các trường đại học, trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM nán lại rất lâu tại hội trường Dinh Thống Nhất. Họ cảm thấy tiếc nuối
khi chia tay vĩnh biệt một vị anh hùng dân tộc, một trái tim nhân hậu, cả đời hy sinh cho
đất nước cho dân tộc.
Các bạn trẻ
thắp nhang tiễn biệt Đại tướng
Tuấn Anh (Tuấn Anh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.