Chuột nâu Úc là gì, trông chẳng khác chuột nhà Việt Nam mà Úc cố gắng bảo tồn
Loài chuột trông chẳng khác chuột nhà Việt Nam mà nước Úc cố gắng bảo tồn nhưng vẫn tuyệt chủng
Chí Vĩ
Thứ năm, ngày 05/12/2024 16:03 PM (GMT+7)
Mặc dù nhìn hình dáng chẳng khác gì loài chuột nhà ở Việt Nam nhưng chuột nâu Úc lại bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu dù nước Úc đã cố gắng bảo tồn nhưng vẫn thất bại.
Chuột nâu Úc là gì mà khi tuyệt chủng lại là thảm kịch quốc gia?
Trước đó, phát ngôn trước truyền thông, Thượng nghị sĩ Janet Rice, chủ tịch ủy ban điều tra cuộc khủng hoảng tuyệt chủng tại Úc từng cho biết cho biết: "Sự tuyệt chủng của loài chuột nâu Bramble Cay melomys nên là một thảm kịch quốc gia và sự thất bại của chính phủ trong việc bảo vệ gần 500 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Úc là một câu hỏi lớn".
Vậy chuột nâu Úc là gì, dù hình dáng chẳng khác chuột nhà Việt Nam nhưng vẫn bị tuyệt chủng dù nước Úc đã cố gắng bảo tồn?
Chuột nâu Úc có tên tiếng Anh là Bramble Cay Melomys. Theo Wikipedia, loài chuột này có kích thước với chiều dài cơ thể dao động từ 14,8 đến 16,5 cm và chiều dài đuôi từ 14,5 đến 18,5 cm.
So với những con chuột khác, chuột nâu Úc có đuôi dài, tai ngắn và bàn chân lớn. Cân nặng của nó được ghi nhận là từ 78 đến 164 gram. Đặc điể nổi bật của chúng chính là bộ lông có màu nâu đỏ ở trên và nâu xám ở dưới, với các sợi lông bảo vệ màu đen ở lưng.
Nó được miêu tả là loài động vật có vú sống biệt lập nhất của Úc, chỉ sống trên một hòn đảo cát nhỏ ở eo biển Torres, gần bờ biển Papua New Guinea (PNG) là Bramble Cay.
Theo các tài liệu, chuột nâu Úc ưa thích những khu vực có thảm thực vật dày đặc và tránh những khu vực trên đảo có mật độ chim biển cao. Người ta quan sát thấy loài này ăn cả trứng rùa.
Mùa sinh sản của chuột nâu Úc kéo dài và tỷ lệ giới tính nghiêng về phía con cái nhiều hơn.
Theo các khảo sát năm 1998, các nhà khoa học đã bắt được 42 con chuột nâu Úc để nghiên cứu và ước tính quy mô quần thể vào khoảng 90 con. Các cuộc khảo sát tiếp theo vào năm 2002 và 2004 chỉ bắt được lần lượt 10 và 12 cá thể. Đến năm 2008, số lượng chuột ít hơn 100 cá thể. Và lần cuối cùng các nhà nghiên cứu báo cáo về việc nhìn thấy loài này là vào năm 2009. Các cuộc khảo sát vào năm 2011 đã không tìm thấy loài động vật này nữa.
Đến tháng 6 năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Bộ Môi trường và Bảo vệ Di sản Queensland và Đại học Queensland đã cùng nhau báo cáo rằng loài này thực sự đã tuyệt chủng, đồng thời nói thêm: "Điều đáng chú ý là đây có thể là sự tuyệt chủng đầu tiên được ghi nhận ở động vật có vú do biến đổi khí hậu do con người gây ra ".
Cuối cùng, ngày 20/2/2019, Bộ trưởng Môi trường Úc Melissa Price chính thức tuyên bố rằng tình trạng của chuột nâu Úc đã thay đổi từ "nguy cấp" sang "tuyệt chủng".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.