Đồng Nai: Nông dân giàu lên, hiểu biết hơn, kỹ năng tốt hơn khi tham gia Hợp tác xã

Nha Mẫn Thứ ba, ngày 24/05/2022 18:39 PM (GMT+7)
Hiện nay với việc hình thành các hợp tác xã, nhiều nông dân có cơ hội học hỏi, liên kết với nhau để nâng chất cho sản phẩm nông nghiệp, tạo đầu ra bền vững.
Bình luận 0

Ngày 24/5, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập với mục đích nâng cao vai trò của liên minh hợp tác xã trong phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.

Tại lễ kỷ niệm, đại diện Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai nói rằng Đồng Nai là địa phương có thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh các loại hình kinh tế khác, kinh tế tập thể Đồng Nai đã có những bước phát triển lớn mạnh.

Đồng Nai: Phát huy vai trò của hợp tác xã giúp nông dân giàu lên - Ảnh 1.

Ông Lý Minh Hùng mong muốn phát triển các sản phẩm từ chuối. Ảnh: Tuệ Mẫn

Toàn tỉnh hiện có gần 1.200 tổ hợp tác, với 37.000 thành viên. So với từng hộ kinh doanh đơn lẻ, các tổ hợp tác đã khắc phục được nhiều mặt yếu kém của kinh tế hộ đơn lẻ như: thiếu vốn, thiếu công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Nhờ đó đã giúp kinh tế của tổ viên tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng cao năng lực hoạt động kinh tế.

Đến thời điểm hiện tại, 100% các xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều có hợp tác xã (432 hợp tác xã) đang hoạt động.

Các hợp tác xã đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.

Ông Đỗ Phước Dũng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Đồng Nai nhấn mạnh là với trách nhiệm là thường trực Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Đồng Nai thì thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã đã tham mưu tích cực trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc phát triển kinh tế tập thể; hướng dẫn các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải đáp từ đó tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế tập thể.

Đồng Nai: Phát huy vai trò của hợp tác xã giúp nông dân giàu lên - Ảnh 2.

Đồng Nai nhiều HTX chú trọng đầu tư sản xuất. Ảnh: Tuệ Mẫn

"Trong quá trình phát triển, Liên minh còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc như: tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu ổn định; phát triển không đồng đều giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Năng lực nội tại của các hợp tác xã còn yếu, chủ yếu dựa vào vốn tự có, chưa tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tín dụng; công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn nhiều bất cập; một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến hoạt động của hợp tác xã…", ông Dũng nói.

Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom) cho hay là nông dân hiện nay đều mong muốn hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất hàng hóa.

Nhờ sự hướng dẫn của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hợp tác xã Thanh Bình đã thực hiện từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật để tiết kiệm công lao động, chi phí. 

Hiện nay, hợp tác xã Thanh Bình luôn nỗ lực để liên kết, hợp tác với bà con nông dân nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu, cánh đồng mẫu lớn phục vụ cho sản xuất, chế biến các mặt hàng từ cây chuối để xuất khẩu.

Còn ông Võ Tấn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá cao thành tựu mà khu vực kinh tế tập thể và Liên minh hợp tác xã tỉnh Đồng Nai đã đạt được.

Đặc biệt, trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng các hợp tác xã đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt, nỗ lực phấn đấu vươn lên. Nhiều hợp tác xã được tiếp tục củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động.

Các hợp tác xã đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng cộng đồng, có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem