Cô dâu Việt “thăm nhà” qua màn hình

Thứ sáu, ngày 17/09/2010 08:42 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Để bắc những cầu nối tình cảm cha mẹ - con cái và dâu rể với hai nhà thông gia, một chương trình hội ngộ trực tuyến gia đình Việt - Hàn đã được tổ chức chiều 16-9 tại Hà Nội và TP.HCM.
Bình luận 0

Nước mắt nhớ thương

Bà Nguyện Thị Minh (xã Thuỷ Triều, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) cho biết, bà được gặp con gái, con rể 2 lần sau 2 năm con gái bà - Nguyễn Thị Hiển, 21 tuổi, đi lấy chồng xa xứ. Vậy mà khi mẹ con gặp gỡ qua cầu truyền hình, con gái bà chỉ biết khóc nức nở vì nhớ mẹ.

img
Một cặp vợ Việt chồng Hàn đang trò chuyện qua màn hình với gia đình ở Việt Nam (ảnh chụp chiều 16-9, tại Hà Nội).

Bà Minh cho biết, Hiển đang làm giày da thì nghe lời mối lái quyết định đi lấy chồng Hàn Quốc, tiền mối lái phải chi tới 12 triệu đồng... Ngăn cản không được, ông bà đành chấp nhận cho con đi.

Hiện có 35.000 cô gái Việt đang làm dâu ở Hàn Quốc.

“Người ta cứ bảo chúng tôi gả con đi vì tiền. Nhưng thực tế thì cháu có gửi tiền về cho gia đình nhưng ít lắm. Cháu ở nhà chồng làm ruộng, gia đình cũng nghèo. 2 vợ chồng ở với mẹ chồng, phục vụ gia đình chồng còn hơn cả bên mình. Con cái nghèo như vậy, ai nỡ đòi hỏi”.

Ông Vũ Văn Vinh, xã Phương Nam (TX.Uông Bí, Quảng Ninh) cũng chỉ biết khóc khi nhìn thấy con. Ông có 2 cô con gái lấy chồng Hàn Quốc là Vũ Thị Tư và Vũ Thị Năm. Lần gặp này, ông chỉ được gặp con gái Vũ Thị Tư và 2 đứa cháu ngoại vì con rể bận đi làm, không tới điểm cầu truyền hình được.

Câu chuyện của Tư với cha mẹ cũng là “mới sang đất khách quê người, con còn học tiếng, chưa có nghề nghiệp nên không gửi được tiền về cho bố mẹ”. Nói đến đây, ông Vinh thanh minh, chúng tôi có túng thiếu nhưng không xin con.

Khó hoà nhập

img Đây là lần thứ 2, thông qua Đại sứ quán Hàn Quốc, chúng tôi tổ chức các buổi gặp gỡ như vậy để 2 bên hiểu biết về nhau và hiểu biết để sống hạnh phúc. img

 

Câu chuyện của 8 gia đình có con gái lấy chồng Hàn Quốc dường như có một “đáp số chung” khi hỏi tên con rể, không ai biết. Nhà con gái, con rể ở đâu, không ai hay. Không ai viết chính xác được tên vùng đất con gái mình theo chồng sang sinh sống.

Rồi nữa, những nỗi chạnh lòng khi con gái, con rể ở xa xôi, không biết mặt cả cháu ngoại. Ông Vinh mong ước giản dị: “Lúc chúng định lấy chồng Hàn Quốc, chúng tôi đã cản. Lấy chồng theo tập quán bên chồng, nó ở xa xôi quá, Tết nhất không có cảnh con rể lễ tết bố mẹ vợ. Giờ chỉ mong 1-2 năm con gái, con rể về thăm một lần”.

Vì lấy chồng qua mai mối nên không cô nào biết tiếng Hàn trước khi xuất cảnh, phong tục tập quán càng mù mờ. Các ông chồng cũng đều lớn tuổi. Cô Phạm Thị Thuỷ, thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) có con gái là Phan Thị Thuý Vân, lấy chồng hơn tới... 22 tuổi.

Khi nghe thông tin về cô dâu Hồng Ngọc ở Cần Thơ bị chồng người Hàn Quốc đánh chết, các gia đình đều lo lắng. Bà Minh nói: “Đó là vấn đề “lỗ hổng” về chính sách hôn nhân giữa 2 nước, cô dâu Việt chưa có sự bảo vệ. Tôi mong chính sách hoàn thiện, hy vọng con rể sống có nghĩa có tình, chỉ mong nhất là con sống hạnh phúc”.

Từ thực tế này, Cơ quan chiến lược Văn hóa- Thông tin Hàn Quốc đã đứng ra tổ chức những buổi giao lưu trực tuyến giữa các gia đình Việt - Hàn. Tại cuộc gặp này, các chàng rể gặp gỡ gia đình bên vợ, hiểu hơn về tình cảm gắn bó gia đình của người Việt Nam. Thông qua đó cũng góp phần làm “ấm lại” tinh thần các cô dâu Việt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem