Có gì lạ ở nơi trồng tiêu sạch, giá tiêu cao hơn thị trường 200 USD/tấn, thu về 40 tỷ đồng?

Nguyên Vỹ Thứ sáu, ngày 14/08/2020 19:00 PM (GMT+7)
Nhờ cắt giảm trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm nên giá thu mua hồ tiêu sạch cho các xã viên của HTX Nông nghiệp Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) luôn cao hơn giá thị trường 200 USD/tấn.
Bình luận 0

Năm 2014, HTX Nông nghiệp Lâm San ở xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ) được thành lập để khuyến khích nông dân sản xuất hồ tiêu sạch, tạo nên vùng nguyên liệu bền vững để hướng đến mục tiêu đưa mặt hàng chủ lực này ra thế giới.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Ngọc Luân - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lâm San (trái) kiểm tra vườn tiêu. Ảnh I.T

TS. Nguyễn Ngọc Luân - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lâm San kể, ngay trong những năm khởi đầu chương trình tiêu an toàn, HTX đã cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu được 100 tấn hồ tiêu an toàn sang thị trường châu Âu.

Từ đó đến nay, HTX vẫn không ngừng liên kết với các nông hộ và mở rộng diện tích vùng trồng tiêu sạch. Hiện HTX đã có trên 950 thành viên với hơn 920ha tiêu.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 2.

Mô hình trồng tiêu sạch ở xã Lâm San.

Ông Lê Văn Tình, nông dân trồng tiêu lâu năm ở xã Lâm San kể, khi giá hồ tiêu chung trên thị trường gặp khủng hoảng, mặt hàng tiêu sạch cũng không tránh khỏi khó khăn. Tuy nhiên, ngoài hồ tiêu, khó có cây trồng nào phù hợp hơn với thổ nhưỡng ở Lâm San. Do đó, nhiều bà con ở đây vẫn tiếp tục gắn bó và chuyển hướng sang trồng tiêu hữu cơ.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 3.

Thành viên HTX Lâm San tham gia làm tiêu sạch.

Vài năm gần đây, ông Tình đã chuyển hơn 2ha hồ tiêu chăm sóc theo phương pháp truyền thống sang hướng hữu cơ. Đồng thời đăng ký làm thành viên của HTX chuyên thu mua và xuất khẩu tiêu.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 4.

Nông dân xã Lâm San trồng và thu hoạch tiêu sạch bán cho HTX

Ông Tình cho biết, sản xuất hữu cơ tuy năng suất không cao nhưng bù lại, đất đai màu mỡ, cây trồng không bị kiệt sức, sức khỏe nông dân và người dùng đảm bảo. Và quan trọng hơn là hô tiêu có đầu ra ổn định.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 5.

HTX Nông nghiệp Lâm San nỗ lực duy trì giá thu mua tiêu sạch cao hơn giá tiêu thường

Ông Luân kể, năm 2017, lúc giá tiêu lên đỉnh điểm 200.000 đồng/kg, doanh thu của HTX đạt 80 tỷ đồng với sản lượng khoảng 900 tấn. Năm 2018, lúc giá tiêu rớt xuống còn 50.000 đồng/kg, doanh thu của HTX vẫn đạt 40 tỷ đồng, sản lượng hơn 1.000 tấn, trong đó 70% là tiêu sạch. 

Đáng chú ý là giá tiêu sạch của HTX Nông nghiệp Lâm San vẫn thường cao hơn so với tiêu bình thường 7-10%.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 6.

Sản xuất hồ tiêu sạch tại HTX Lâm San

Từ đầu năm 2020, HTX Nông nghiệp Lâm San đã đầu tư hệ thống máy móc, nâng cấp nhà xưởng với tổng vốn khoảng 2 tỷ đồng để tạo thêm sản phẩm mới là hạt tiêu sọ. Sản phẩm mới này giúp nâng giá trị cao hơn 50% so với xuất khẩu hạt tiêu đen trước nay.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 7.

HTX Lâm San đầu tư hệ thống máy móc làm tiêu sọ

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 8.

Đưa tiêu đen vào sơ chế

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 9.

Công nhân kiểm tra mẻ tiêu đen sau công đoạn hấp nhiệt độ cao để tạo tiêu sọ

Dự kiến năm nay, HTX Nông nghiệp Lâm San sẽ xuất khoảng 500 tấn tiêu sọ và 1.000 tấn tiêu đen. Trong đó, 85% sản lượng được xuất sang thị trường châu Âu, còn lại xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Từ khi HTX chính thức xuất tiêu sang châu Âu đến nay, nhờ cắt giảm khâu trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm nên giá thu mua cho các hộ trồng tiêu sạch là thành viên của HTX luôn cao hơn giá thị trường 200 USD/tấn.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 10.

Phơi khô tiêu sọ

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 11.

Tiêu sọ sau sơ chế

Ông Luân kể, từ trước khi có các Hiệp định FTA, tiêu sạch của Lâm San đã đi châu Âu. Nay EVFTA có hiệu lực càng tạo thêm nhiều thuận lợi để hồ tiêu Lâm San nói riêng và Đồng Nai nói riêng tiến xa hơn ở thị trường khó tính này.

Tất nhiên, những hàng rào kỹ thuật, các rào cản phi thuế quan sẽ ngày càng nghiêm ngặt hơn. Trong đó, thị trường châu Âu rất đặt nặng vấn đề phát triển bền vững. "Những yêu cầu này, HTX đã chuẩn bị và đã thực hiện từ sớm nên rất tự tin", ông Luân chia sẻ.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 12.

Tiêu sọ là sản phẩm mới của HTX Lâm San, giúp nâng giá trị hạt tiêu cao hơn 50% so với xuất khẩu hạt tiêu đen.

Theo ông Trương Đình Bá – Chủ tịch HND xã Lâm San, giá tiêu sau quá trình lên rất cao rồi lại rơi xuống thấp. Sơ đồ "hình sin" này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của nông dân.

Dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao, nhưng hồ tiêu vẫn là cây trồng chủ lực được tỉnh quan tâm hỗ trợ để nông dân đứng vững trong nền kinh tế hội nhập.

Nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phía HND xã Lâm San đã nỗ lực triệu tập từ cán bộ tới hội viên nông dân để lập nhóm những người cùng chí hướng làm nông sản hữu cơ.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 13.

Đã có hơn 20 hộ trong xã Lâm San đăng ký tham gia nhóm sản xuất hồ tiêu hữu cơ

Đến nay, đã có hơn 20 hộ trong xã Lâm San đăng ký tham gia nhóm trên địa bàn 6 ấp. Hàng tuần, hàng tháng nhóm vẫn ngồi lại trao đổi với nhau trong phương pháp sản xuất hữu cơ.

Với diện tích hơn 6.000ha, Cẩm Mỹ là địa phương có diện tích đất trồng tiêu lớn nhất và chiếm gần 1/3 diện tích tiêu toàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, diện tích tiêu ở xã Lâm San là hơn 1.600ha với hơn 1.200ha sản xuất an toàn, và khoảng 300ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 14.

Hồ tiêu vẫn là cây trồng chủ lực của Đồng Nai

Chính quyền xã Lâm San đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ chuyển khoảng 50% diện tích trồng hồ tiêu an toàn sang sản xuất theo hướng hữu cơ. "Bên cạnh nỗ lực từ chính quyền, người nông dân cũng cần có quyết tâm làm ra sản phẩm hữu cơ, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường" - ông Trương Đình Bá nói.

Với diện tích hơn 6.000ha, Cẩm Mỹ là địa phương có diện tích đất trồng tiêu lớn nhất và chiếm gần 1/3 diện tích tiêu toàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, diện tích tiêu ở xã Lâm San là hơn 1.600ha với hơn 1.200ha sản xuất an toàn, và khoảng 300ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

Ở nơi trồng tiêu sạch bán qua châu Âu trước khi có Hiệp định EVFTA - Ảnh 15.

Xã Lâm San đặt mục tiêu đến 2022 sẽ chuyển khoảng 50% diện tích trồng hồ tiêu an toàn sang sản xuất theo hướng hữu cơ.

Chính quyền xã Lâm San đặt mục tiêu đến 2022 sẽ chuyển khoảng 50% diện tích trồng hồ tiêu an toàn sang sản xuất theo hướng hữu cơ. "Bên cạnh nỗ lực từ chính quyền, người nông dân cũng cần có quyết tâm làm ra sản phẩm hữu cơ, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường", ông Bá nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem