Có một "Bảo tàng Lan" ở Hà Nội

Thứ sáu, ngày 20/12/2013 15:09 PM (GMT+7)
Nằm trong khu nghiên cứu thực hành của trường trung cấp Nông nghiệp nhưng vườn lan của anh Trần Tuấn Anh - “vua lan” đất Hà thành - vẫn nổi bật hơn cả.
Bình luận 0
Với hàng trăm cây lan thuộc nhiều chủng loại khác nhau, nơi đây được xem là “Bảo tàng Lan” giữa lòng Thủ đô.

Hơn 30 năm gắn bó với cây lan, có lẽ đối với anh Tuấn Anh, lan trở thành cái duyên, cái nghiệp theo anh cả đời. Cái duyên của anh với lan cũng rất ngẫu nhiên. Năm 11 tuổi khi theo người chú đến khởi công xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch, anh nhận được món quà là cây lan nhặt được trong quá trình san lấp mặt bằng.
Anh Tuấn Anh
Anh Tuấn Anh

Theo lời mách của nhiều người, anh bắt tay vào thử chăm sóc thứ hoa “kiêu kì” đó. Và sức sống mãnh liệt của loài hoa này đã chinh phục trái tim, tâm hồn cậu bé để rồi khiến cậu dành cả đời tâm huyết vì nó. Đến bây giờ, cây Lan Kiếm đó đã già cỗi nhưng vẫn được anh lưu giữ như kỉ vật của “mối tình” đẹp đẽ giữa mình với loài hoa lan.

Anh cũng là người phát hiện ra 4 loài lan quý nhất thế giới, trong đó có 3 loài mang tên anh và một loài mang tên đất nước Việt Nam: Dendrobium trantuanii (2003), Vanda tuananhii (2004), Dendrobium vietnamica (2006) và Paphiopedilum trantuanhii (2007).

img

Khách đến chơi, đến thăm vườn lan của Tuấn Anh như lạc vào một khu rừng nhỏ mà ở đó chỉ có hoa lan và các loài chim rừng. Khung cảnh yên bình, thơ mộng ấy anh tạo dựng với ý nghĩ thật giản đơn “Để cho lan đỡ nhớ rừng. Và để cho mình được sống chung không khí của rừng với lan”.

Với vườn lan có quy mô khá rộng, thêm vào đó là nhiều chủng loại được đem về từ nhiều nơi khác nhau, điều kiện khí hậu cũng khác nhau, việc nuôi trồng, chăm sóc và nghiên cứu lan của hai vợ chồng hoàn toàn không phải chuyện đơn giản.

img

Giống như nhiều nghề khác, chơi lan đòi hỏi rất nhiều công phu. Người chơi lan phải có kiến thức về lan để hiểu tập tính, đặc thù sinh trưởng của từng chủng. Chính vì thế, Tuấn Anh đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua sách về lan. Đến nay tài liệu về lan của anh có thể tính bằng tạ, nhiều hơn cả thư viện của trường Nông nghiệp hay bất cứ một thư viện nào khác.

Hiện nay, vườn lan của vợ chồng anh Tuấn Anh vừa là nơi nghiên cứu, vừa là địa điểm hướng dẫn thực hành cho sinh viên các trường nông lâm về thực tập. Ngoài ra anh còn một cửa hàng lan trên phố, là nơi giới thiệu, kinh doanh và quảng bá các giống lan đến tay người yêu cây cảnh.

Ngoài việc nghiên cứu lan và phương pháp trồng lan, anh Tuấn Anh cũng thường cùng bạn bè, khách nước ngoài và đồng nghiệp thực hiện những chuyến du lịch phượt lên vùng cao nhằm tìm ra những giống lan quý, loài lan mới.

Hiện tại Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về hoa lan, đặc biệt là lan Hài nhưng lại ít được biết đến. Vì thế, hi vọng lớn nhất của “vua lan” và gia đình lúc này là có thể đầu tư phát triển công nghệ nuôi trồng hoa lan thành một nghề ổn định, mang lại thu nhập cao cho nhiều người. Danh xưng “Vua lan đất Hà thành” chính là sự khẳng định rõ nét nhất về sự thành công cùng tình yêu của “nàng thơ” đã dành cho anh.
PTTHHN (Theo PTTHHN)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem