Cục trưởng Cục Chăn nuôi: “Chúng tôi chờ Chính phủ”

Thứ hai, ngày 18/07/2011 11:56 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã nói như vậy về đề xuất lập Quỹ Bình ổn giá thịt lợn.
Bình luận 0
img
Ông Hoàng Kim Giao

Ông Giao cho biết: Chúng tôi đã đề nghị Bộ NNPTNT, Chính phủ từ tháng 5.2010 về việc lập Quỹ Bình ổn giá thực phẩm, trong đó có thịt lợn nhưng đến nay vẫn chưa được đồng ý.

Theo dự báo của Cục Chăn nuôi, nguồn cung trong 6 tháng cuối năm vẫn đảm bảo nhu cầu trong nước nhưng trên thực tế tình trạng nông hộ nuôi lợn “treo”chuồng rất lớn. Đề xuất thành lập Quỹ Bình ổn giá thực phẩm, trong đó có thịt lợn thời điểm này có “giảm nhiệt” được giá thịt lợn không, thưa ông?

- Chúng tôi chỉ đề xuất thành lập Quỹ Bình ổn giá thực phẩm nói chung và nhấn mạnh trong đó có gia cầm, gia súc các loại nhưng ưu tiên giá thịt. Thực tế hiện nay nguồn thực phẩm từ thịt lợn vẫn chiếm 70%. Vì thế, chúng tôi đã và đang có những giải pháp để tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thịt lợn, tăng thịt gia cầm, ổn định gia súc ăn cỏ. Sau khi nghe báo cáo từ các địa phương và đi thực tế khảo sát tôi vẫn khẳng định rằng nguồn cung trong thời gian tới đối với mặt hàng thực phẩm lợn (cả lợn thịt và lợn giống) sẽ ổn định.

Thưa ông, Trung Quốc đã lập Quỹ Bình ổn giá thịt lợn từ năm 2010 để bình ổn giá khi nguồn cung giảm mạnh. Việc đề xuất Quỹ này ở trong nước liệu có chậm trễ quá không?

- Để bình ổn được giá thịt lợn nói riêng (giá các mặt hàng thực phẩm nói chung), cần có đầu tư toàn diện từ sản xuất, chế biến đến bảo quản. Việc thành lập Quỹ Bình ổn giá vừa nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa ổn định giá… khi có có sự mất cân đối cung cầu. Trong thời điểm này, nếu được lập Quỹ Bình ổn giá cũng cần những chính sách ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.

Mặc dù chưa được Chính phủ đồng ý thành lập Quỹ Bình ổn này nhưng ở một số địa phương đã có những” động thái” nhằm trợ giá để hạ nhiệt giá, đảm bảo nguồn cung?

- Tôi nghĩ đây là những điều chỉnh chính sách hợp lý để giải quyết những vấn đề trước mắt. Ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã và đang làm, hiệu quả bước đầu khá tốt. Nhưng về lâu dài, bên cạnh việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi, ban hành thêm những chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, cần phải tổ chức lại hệ thống dịch vụ phân phối sản phẩm chăn nuôi, trong đó đặc biệt là hỗ trợ xây dựng kho lạnh cho bảo quản sản phẩm vật nuôi khi sản xuất trong nước nhiều.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem