Cung nữ may mắn nhất trong lịch sử Trung Hoa là ai?
Cung nữ may mắn nhất trong lịch sử Trung Hoa là ai?
Thiện An
Thứ tư, ngày 13/11/2024 21:30 PM (GMT+7)
Trung Hoa phong kiến ngày xưa có rất nhiều trường hợp thay đổi cuộc đời của một người một cách khó tin. Trong số đó Hiếu Văn hoàng hậu Đậu thị là trường hợp đặc biệt nhất, bà từ một cung nữ thấp bé mà trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý chỉ vì một sai lầm của thái giám.
Cung nữ may mắn nhất trong lịch sử Trung Hoa là ai?
Theo nhiều sử sách ghi lại Hiếu Văn Hoàng hậu là con gái của Đậu Sung xuất thân trong gia đình nghèo khó ở đất Quan Tân, quận Thanh Hà (thành phố Hành Thủy thuộc Hà Bắc, Trung Quốc).
Hiếu Văn Hoàng hậu họ Đậu, nhưng trong Sử ký lẫn Hán Thư đều không ghi rõ khuê danh. Tuy nhiên, trong quyển Sử ký tác ẩn của Tư Mã Trinh thời nhà Đường, bà có tên là Đậu Y Phòng. Cha mất sớm, sau đó không lâu mẹ bà cũng qua đời để lại ba anh em.
Do có nhan sắc nên thời Lã hậu cầm quyền, bà được tuyển vào cung làm cung nữ hầu hạ Lã hậu. Từ khi nhập cung bà cũng mất liên lạc với 2 người em trai của mình là Đậu Trường Quân và Đậu Quảng Quốc.
Khi Lã Thái Hậu nhiếp chính, muốn lấy lòng các Vương hầu nên bà đã quyết định tặng các mỹ nữ cho Vương gia và các con trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang với thê thiếp khác. Đậu thị nằm trong số đó.
Quê hương Đậu Y Phòng là một phần của nước Triệu, bà rất nhớ quê nên đã hối lộ viên quan thái giám phụ trách đưa mình đến nước Triệu. Vị thái giám đồng ý nhưng do sơ xuất nên ông đã gửi nhầm Đậu thị đến nước Vệ thay vì nước Triệu.
Bà đã rất thất vọng vì không thể đến nước Triệu, nơi gần quê hương của mình hơn nhưng không còn cách nào khác ngoài việc tuân theo. Khi Đậu Y Phòng gặp Đại Vương Lưu Hằng, con trai thứ tư của Hán Cao Tổ, lúc này đang là Đại Vương của nước Vệ, trên khuôn mặt bà vẫn còn những giọt nước mắt.
Còn Đại Vương Lưu Hằng thì không biết chuyện gì đã xảy ra, trong số 5 cung nữ được Lưu Thái Hậu phái đến, ông chỉ yêu một cô gái mắt đẫm lệ Đậu Y Phòng và phong cho cô ấy là mỹ nữ. Sau khi được sủng ái bà không hề trở nên kiêu căng ngạo mạn mà luôn giữ được phẩm chất của mình, không chỉ được Thái hậu và Hoàng hậu sủng ái, mà còn giành được tiếng tốt là người tài đức vẹn toàn.
Bà sinh con gái đầu lòng là Lưu Phiếu, năm 188 TCN hạ sinh con trai Lưu Khải. Đến năm 184 TCN, bà tiếp tục sinh con trai thứ hai là Lưu Vũ. Khi đó chính cung Đại Vương hậu của Lưu Hằng đã mất sớm cùng với sự ra đi lần lượt của 4 người con trai đầu.
Câu chuyện bà tìm được những người thân của mình rất ly kỳ và cảm động. Người thứ nhất là anh trai bà, Đậu Trường Quân, đoàn tụ không mấy khó khăn, nhưng để gặp được người em trai út là Đậu Quảng Quốc lại rất gian nan, và bản thân Quảng Quốc phải đến tìm bà.
Khi xưa, Đậu Hoàng hậu vào cung không lâu thì Đậu Quảng Quốc bị bắt cóc và bị bán vào trại buôn nô lệ. Sau nhiều đợt buôn đi bán lại và cuối cùng Đậu Quảng Quốc đến Nghi Dương (nay là Nghi Dương thuộc Hà Nam) để đào than trên núi.
Vào một buổi tối, có hơn 100 người đang ngủ trên mép vách đá, và một trận lở đất bất ngờ xảy ra đã chôn vùi tất cả họ, chỉ có Đậu Quảng Quốc chạy thoát. Khi đến kinh thành Trường An, nghe tin tân Hoàng hậu mang họ Đậu đang tìm người thân, quê hương của bà cũng ở Quan Tân.Mặc dù ĐậuQuảng Quốccòn nhỏ khi rời nhà nhưng ông đã nhớ nguyên quán và họ của mình, mơ hồ nhớ đến cảnh hái lá dâu với chị gái và bị rơi từ trên cây xuống rất đau. Đậu Quảng Quốc đã cố gắng viết thư gửi đến Hoàng cung, kể lại câu chuyện năm xưa.
Đậu Hoàng hậu biết được đã triệu Đậu Quảng Quốc vào cung hỏi thăm. Khi đã chắc chắn được sự tình bà đến ôm ông và khóc nức nở, những người hầu cũng rất cảm động. Sau đó, Đậu Hoàng hậu xây cung điện to lớn trong kinh thành cho 2 người anh em trai và ban cho họ rất nhiều của cải.
Các đại thần lo ngại hậu họa của ngoại thích từ chuyện của Lã Thái Hậu mới xảy ra, sợ Đậu Hoàng hậu lại dung túng người nhà làm loạn nên dâng sớ can ngăn và nhắc nhở. Tuy nhiên, hai anh em họ Đậu biết rõ vị thế của mình, luôn tỏ ra nhún nhường khiêm tốn, không bao giờ tỏ ra lộng hành nên được nhiều người kính nể.
Năm Hán Cao hậu thứ 8 (180 TCN), Lã Thái Hậu băng hà, Tề Ai Vương Lưu Tương xuất binh đến Trường An, làm nên Loạn chư Lã. Trong cơn loạn đó, đại thần Trần Bình và Chu Bột nhất trí lập Đại Vương Lưu Hằng lên ngôi vị, tức là Hán Văn Đế.
Vào năm Kiến Nguyên thứ nhất (179 TCN), Lưu Khải được phong làm thái tử, Đại Quốc Vương Thái hậu Bạc Thị được tôn làm Hoàng thái hậu.
Thời điểm Hán Văn Đế đăng cơ, ông không sách lập Vương hậu lên ngôi Hoàng hậu vẫn còn trống. Tháng 3 cùng năm đó, sau khi lễ sách lập Thái tử hoàn thành, có quần thần xin Hoàng đế định chọn người mà lập Hoàng hậu. Bạc Thái hậu thuận theo mà nói: "Tất cả các lãnh chúa phong kiến đều có cùng họ, và mẹ của thái tử được phong làm hoàng hậu." Do đó, Đậu thị trở thành Hoàng hậu Đại Hán.
Sau khi Hán Văn Đế qua đời, thái tử Lưu Khải lên ngôi. Đậu Hoàng hậu được tôn làm Thái hậu.
Đậu Thái hậu từ lâu là người say mê Đạo giáo, theo chủ trương của Lão Tử và Hoàng Đế, gọi là học thuyết Hoàng Lão. Đậu Hoàng hậu cho rằng nên theo thuyết "Vô vi" của Lão Tử mà trị nước, bỏ bớt hình phạt nên quốc gia từ chỗ biến loạn mới thái bình; vì thế bà cho rằng Hoàng Lão là cơ sở lập quốc. Bà tích cực truyền dạy cho Thái tử Lưu Khải và người thân trong dòng họ đều học theo thuyết này.
Sau đó, Đậu Hoàng hậu không may lâm bệnh và bị mù, dần dần không được sủng ái. Mặc dù nắm giữ quyền lực chốn hậu cung, nhưng bà không bao giờ ganh ghét hay bức hại các phi tần được sủng ái. Có thể thấy rằng Đậu Hoàng hậu là một nữ vương nhân đức, điều này có liên quan đến việc bà tu thân theo học thuyết của Hoàng Lão.
Trong thời kỳ này, người dân sống trong cảnh hoà bình và hạnh phúc. Thời kỳ Hán Cảnh Đế ổn định và thịnh vượng chưa từng thấy trong nhiều năm.
Vào năm 141 TCN, Hán Cảnh Đế băng hà, Lưu Triệt lên ngôi, đã truy phong cho Đậu Thái hậu là Thái Hoàng Thái hậu.
Vào năm Kiến Nguyên thứ 6, Đậu Thái hậu qua đời, được hợp táng cùng Hán Văn Đế tại Bá Lăng.
Đậu Hoàng hậu đã là hoàng hậu, thái hậu và hoàng thái hậu tổng cộng hơn 40 năm, bà cũng là một phụ tá nhân đức không thể thiếu xung quanh Hán Văn Đế và Hán Cảnh Đế. Có thể nói, Đậu Hoàng hậu đã góp phần vào "Văn Cảnh thịnh trị" sau này của nhà Hán, tất cả khởi nguồn từ một nét bút viết sai của môt quan thái giám.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.