Những ngày giữa hạ, thỉnh thoảng miền núi Quảng Ngãi mưa lại đổ xuống. Thế nhưng sự đỏng đảnh của tiết trời miền cao chưa đủ làm chùn bước người dân ở một số bản làng trong tỉnh đi tìm bắt ếch núi.
Ếch núi, một trong số đặc sản "hàng hiếm" ở Quảng Ngãi
Không to như đồng loại sống ngoài tự nhiên, hay được nuôi nhốt ở đồng bằng, ếch núi có hình dáng thon, dài và kích cỡ con to nhất bằng phân nữa cổ tay nhất người lớn còn trọng lượng bình thường của nó nặng từ 50-150 gram/con. Ếch núi có màu sậm đen, sống chủ yếu hang, hốc đá ở dọc ven bờ suối và nơi ẩm ướt.
Ếch núi được bày bán ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ
Anh Đinh Văn Beo (34 tuổi), ở xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, người có thâm niên hơn 5 năm đi bắt con vật này bộc bạch: "Mùa đi bắt ếch núi chủ yếu là vào mùa khô, khi nước các con suối đã cạn kiệt. Lúc mưa lũ cũng có nhưng do đường đi khó khăn và khá nguy hiểm nên chẳng mấy ai dám đi. Việc đi bắt thường vào ban đêm, bằng cách dùng đèn soi đi dọc ven bờ đá các con suối để tìm. Khi phát hiện thì chủ yếu dùng tay, chứ không phải vợt, nơm để chụp xúc".
Việc đi bắt ếch núi của người dân các bản làng chủ yếu là mang về làm thức ăn cho gia đình, biếu người thân
Bình thường cứ 1 đêm đi bắt thì nghỉ 3-4 đêm, chờ ếch từ nơi khác xuống mới đi bắt lại, với số lượng được từ 4-6 kg/đêm/người. Những hôm nào mà trời bất ngờ có mưa, ếch ra nhiều hơn thì được gần cả chục kg/đêm/người. Tuy nhiên để bắt được số lượng ếch trên, người dân phải thức cả đêm và đi rất xa nên tốn rất nhiều công sức, vất vả. Vì vậy rất ít người tham gia đi bắt con vật này.
Thỉnh thoảng ếch núi mới được người bắt đưa ra chợ để bán
Bên cạnh đó thịt ếch núi rất dai, thơm và ngon gấp nhiều lần so với ếch sống ở đồng bằng cho nên người dân thường mang về làm thức ăn cho gia đình, biếu người thân. Chính vì vậy dù giá bán hiện lên đến 150.000 đồng/kg, nhưng chỉ thỉnh thoảng người bắt mới mang ếch núi ra chợ để bán. Theo đó dù có tiền nhưng không dễ để mua về chế biến, thưởng thức.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.