Đảm bảo triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

P.V Thứ tư, ngày 26/12/2018 15:21 PM (GMT+7)
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố về việc báo cáo kết quả thực hiện giai đoạn 1 Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn gian đoạn 2017-2020 và việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc.
Bình luận 0

Theo công văn, ngày 7.9.2017, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4041/QĐBYT phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020; ngày 3.10.2017 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4448/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngàv 7.9.2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngày 23.8.2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chí thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, theo đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm “tổ chức triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc từ tháng 9 năm 2018; trong năm 2018, hoàn thành đổi với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã; phấn đấu trong năm 2019 hoàn thành đối với các quầy thuốc". 

img

Sẽ sớm chấm dứt tình trạng bán thuốc không kê đơn. Ảnh minh họa

Để đảm bảo triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 và việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc theo đúng kế hoạch; chuẩn bị báo cáo sơ kết việc triển khai Đề án và Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương:

-Triển khai ứng dụng công^nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn theo đúng lộ trình tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23.8.2018 của Thủ tướng Chính phủ.

-Báo cáo ủ y Ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm đảm bảo kết nối với cổng cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.

-Cơ sở cung ứng thuốc phải gửi dữ liệu lên cổng dữ liệu Dược Quốc gia ngay sau khi kết thúc hoạt động xuất/nhập thuốc tại cơ sở.

-Báo cáo kết quả triển khai giai đoạn 1 “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020” và việc thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc theo Phụ lục kèm theo công văn này.

img

Đối với Quầy thuốc: Đến 1.1.2020 phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT

Báo cáo gửi về Cục Quản lý Dược trước ngày 25/12/2018 để tổng họp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ.

Theo "Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020" và "Dự án kết nối mạng toàn quốc các cơ sở cung ứng thuốc" đang tiếp tục triển khai, mục tiêu trong năm 2018 sẽ kết nối mạng tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

Dự kiến trong năm 2018, dự án kết nối mạng tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc sẽ hoàn thành, nhằm mục tiêu kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào – bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc để góp phần giám sát việc bán thuốc theo đơn, kiểm soát giá thuốc và chất lượng thuốc.

Bộ Y tế cho rằng việc nối mạng hệ thống nhà thuốc không chỉ kiểm soát việc kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn mà còn góp phần kiểm soát được giá thuốc, việc thu hồi thuốc và hạn chế được tình trạng kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc tại các nhà thuốc.

img

Dự kiến trong năm 2018, dự án kết nối mạng tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc. Ảnh minh họa

Với quy định này, tất cả các cơ sở bán lẻ cũng bắt buộc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT với lộ trình cụ thể. Theo đó, đối với nhà thuốc: Đến 01/01/2019 phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa các nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển Giao thông tin cho cơ quản lý liên quan khi được yêu cầu.

Đối với Quầy thuốc: Đến 1.1.2020 phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa các nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển Giao thông tin cho cơ quản lý liên quan khi được yêu cầu.

Đối với Tủ thuốc trạm y tế xã: Đến 1.1.2021 phải có thiết bị và thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện trên toàn quốc có 41.394 cơ sở bán lẻ, trong đó 12.734 nhà thuốc tư nhân; 1200 nhà thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh; 12.425 quầy thuốc, 7300 đại lý.

Về Đề án này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, nhiều người dân Việt đã có thói quen cứ đau bụng, tiêu chảy, đau đầu là ra kể bệnh ở nhà thuốc là được bán thuốc.

Tình trạng mua bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng hiện hữu. Bên cạnh đó, vẫn còn có tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường. Hệ thống phân phối thuốc còn trải qua nhiều khâu trung gian, gây khó khăn khi truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng thuốc.

“Với dự án này, chúng ta sẽ chia tay hình ảnh đó, mong rằng Việt Nam không còn là nước trong rất ít nước còn lại trên thế giới, người dân có thể thoải mái tự mua thuốc ở nhà thuốc”, Bộ trưởng Tiến nói.

Bà Nguyễn Minh Hoài – Tổ trưởng Tổ đề án Ứng dụng Công nghệ Thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc của Cục Quản lý Dược chia sẻ, để việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) đã ban hành chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc phiên bản 1.0 bao gồm 23 tiêu chí chuẩn yêu cầu đầu ra phần mềm kết nối từ cơ sở bán lẻ thuốc với Sở Y tế, Bộ Y tế.

Việc quy định các nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra là quy định bắt buộc. Vì vậy các nhà thuốc nào không chấp hành là vi phạm quy định và sẽ bị xử lý. Hiện nay, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đang được sửa đổi, Bộ Y tế sẽ rà soát bổ sung những hành vi vi phạm về việc không chấp hành triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng với mức phạt đủ sức răn đe, ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, có hình thức xử phạt bổ sung tước giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh dược, tước chứng chỉ hành nghề dược.

Các nhà thuốc trong quá trình hoạt động, ngoài việc định kỳ phải kiểm tra thẩm định việc đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc 03 năm 01 lần, còn phải chịu sự kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm tra theo kế hoạch của các cơ quan chức năng như Bộ Y tế, Sở Y tế, quản lý thị trường…Vì vậy nếu cơ sở nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Từ chuẩn này, cơ quan quản lý có thể truy xuất được đầy đủ thông tin của thuốc như số đăng ký, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, cơ sở cung cấp thuốc, giá bán lẻ, số lô, hạn dùng, số lượng nhập, số lượng bán, số lượng tồn, ngày nhập, số hóa đơn cũng như mã cơ sở bán thuốc… để kiểm tra khi có nhu cầu và Cơ quan quản lý có thể phân tích được dữ liệu sử dụng thuốc ở các địa bàn, chỉ đạo luân chuyển kịp thời khi có dịch bệnh thông qua việc kiểm tra, giám sát cũng như tổng hợp báo cáo của các đơn vị gửi về trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem