Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sâu róm xuất hiện, hoành hoành tại các cánh rừng thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ giữa tháng 7. Theo thống kê sơ bộ, đã có gần 300 ha rừng thông ở các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An bị sâu ăn trụi lá.
Bẫy ánh sáng được đặt nhiều ở các xã Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An nơi sâu róm mật độ dày đặc. Ảnh: N.T
Tại đây, sâu róm với mật độ dày đặc, có nơi từ 350 đến 400 con sâu róm/cây. Ngoài ra, còn có 450 ha rừng thông trải dài trên 17 xã khác cũng bị sâu róm tấn công với mức độ trung bình, mật độ 150 đến 200 con sâu róm/cây.
Đây là thế hệ sâu róm thứ 3. Hiện kén sâu róm đã bắt đầu nở thành bướm, chuẩn bị cho thế hệ sâu róm thứ 4.
Ông Trần Văn Trường, Phó ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết, kén sâu bắt đầu hóa thành bướm từ khoảng 4 ngày trước, số lượng ngày một nhiều. Dự kiến đến ngày 24/8 là thời điểm kén sâu đồng loạt hóa thành bướm.
Từ nhiều ngày qua, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã đặt 12 bẫy ánh sáng ở mép các rừng thông đang bị sâu róm tàn phá nặng nề để dẫn dụ, bắt bướm sâu.
Những cánh rừng thông tại xã Nghi Quang, Nghi Yên, Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá. Ảnh: N.T
Bẫy ánh sáng được thiết kế một hố sâu rộng khoảng 1,5m2, bên dưới rải dầu khoáng. Các bẫy sẽ được đặt hàng loạt đèn chiếu sáng công suất lớn, đèn cực tím. Bướm sâu từ trên rừng khi nhìn thấy ánh sáng sẽ lao đến, rơi xuống bẫy đã giăng sẵn.
Mỗi bẫy ánh sáng có thể bắt được hàng trăm con bướm sâu mỗi lần, khi số lượng bướm nhiều hơn, bẫy cũng sẽ bắt được nhiều hơn. Một con bướm sâu róm chỉ xuất hiện khoảng 24h, sau đó chúng sẽ giao phối, đẻ trứng để tiếp tục vòng đời mới.
Theo thống kê có khoảng 300ha rừng thông ở địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá. Ảnh: N.T
Bởi thế, đơn vị này phải tranh thủ thời gian bắt bướm sâu. Bắt được càng nhiều bướm sâu, thì lượng trứng và sâu non sẽ càng giảm, đến thế hệ sau sâu xuất hiện ít hơn.
Nguyên nhân sâu róm thành dịch tàn phá rừng thông trên địa bàn là do vừa qua trời nhiều sương mù, nắng mưa thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho sâu róm sinh trưởng mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.