Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mới đây, trong Tờ trình gửi Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TTĐB sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online, cơ sở của đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng: Loại hình kinh doanh game hiện nay là mặt hàng có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao so với các loại hình kinh doanh khác, thu hút mọi độ tuổi tầng lớp dân cư, đặc biệt là giới trẻ tham gia. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng.
Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu bổ sung loại hình "kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng" vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất hợp lý để đảm bảo hạn chế dịch vụ này.
Xung quanh đề xuất này, có nhiều quan điểm ủng hộ và phản đối đề xuất này, trong đó quan điểm ủng hộ cho rằng việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết bởi đây là biện pháp hạn chế dịch vụ nội dung trò chơi không khuyến khích đối với đối tượng chơi đa phần là người trẻ. Nhiều loại game có tính chất gây nghiện, game bạo lực và nhập vai tác động ghê gớm đối với đời sống xã hội. Bên cạnh các biện pháp quản lý của ngành văn hoá, việc quản lý, điều tiết sử dụng dịch vụ là xu hướng tốt, một số nước đang làm để giảm tác động đối với xã hội.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nhiều loại game online là trò chơi thường thức, giáo dục, khoa học và rèn luyện trí tuệ. Vì vậy, việc đánh thuế cần khu biệt, sàng lọc để loại trừ các trò chơi có ích, không độc hại.
Bên cạnh đó, cần thiết phải nghiên cứu biện pháp hạn chế game xấu độc, game lậu, có yếu tố nước ngoài để bảo vệ ngành công nghiệp game non trẻ trong nước, thu thuế nhưng có biện pháp bồi dưỡng nguồn thu, đầu tư lại cơ sở hạ tầng, chính sách và cơ chế ưu đãi bởi Việt Nam là nước có doanh thu game lớn tại ASEAN.
Theo ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính): Thu thuế đối với game online đang được đề xuất nhưng việc thực hiện thu như nào thì cần xem xét không hẳn là việc đánh thuế cao sẽ khiến giảm lượng người chơi và giảm các tác động đối với trò chơi này. Trong đề xuất đánh thuế đối với game online, cơ quan soạn thảo cũng mới đưa ra chủ trương vậy, nếu được chấp thuận vào Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt, phải bổ sung vào nghị định hoặc thông tư hướng dẫn cách thu thuế ra sao để phù hợp với thực tiễn.
Thực tế, việc thu thuế đối với game online có thể khiến ngành game non trẻ của Việt Nam gánh chịu thiệt hại. Thực tế, trên thị trường hiện có nhiều game online không được cấp phép mà nhập lậu và lan truyền trái phép ở Việt Nam. Nhiều loại game online không có quy định về thời gian chơi, giới hạn độ tuổi. Nội dung xấu, độc ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý, tính cách của người chơi. Trong đó cần loại trừ các loại game online có xu hướng bạo lực, kích động.
Theo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu ngành game của Việt Nam năm 2021 đạt hơn 660 triệu USD, xếp thứ 5 tại ASEAN. Tuy nhiên, số tiền thuế của doanh nghiệp game đóng cho nhà nước chỉ chiếm 50%, số còn lại doanh nghiệp chọn đóng tại các quốc gia khác.
Theo chuyên gia về công nghệ thông tin, việc thu thuế đối với các sản phẩm game online cần xem xét trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới. Mức độ, liều lượng và quy mô như thế nào để vừa đưa ngành sáng tạo nội dung vào hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy các loại game tốt, vừa loại trừ và đánh thuế các loại game lậu.
Trường hợp nếu thu thuế cào bằng, không đánh giá tác động dễ dẫn đến việc các nhà làm game Việt tháo chạy ra nước ngoài để tận dụng môi trường chính sách tốt để phát triển, đóng thuế cho nước đó. Nếu chính sách không đúng, sẽ khiến Việt Nam chỉ lo đi "gia công" thuê cho chính các sản phẩm game online của mình. Trong khi đó, các game online lậu vẫn có đất sống!.
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng: "Môi trường điện tử số có nhiều sản phẩm đặc thù đòi hỏi quản lý thuế cũng cần phù hợp với quốc tế. Việt Nam có nhiều điều kiện để đi cùng, thậm chí đi trước các nước trong khu vực về sáng tạo nội dung số như game, phần mềm. Chính vì vậy, chính sách phải nuôi dưỡng nguồn thu và khuyến khích họ tự đóng tiền. Ngăn chặn các sản phẩm lậu, bắt họ phải có trách nhiệm về thuế và pháp lý và xã hội là nhiệm vụ tổng thể của các cấp quản lý chứ không chỉ riêng ngành thuế.
Thực tế, theo chuyên gia từ Hiệp hội tư vấn Thuế Việt Nam, muốn đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online tại Việt Nam sẽ rất khó khăn và nhiều giải pháp, trong đó có liên quan đến kỹ thuật số.
Lâu nay, thu thuế TTĐB là thu thuế người sử dụng cuối cùng sản phẩm, khi họ sử dụng các sản phẩm hạn chế tiêu dùng, sản phẩm chịu sự điều hướng tiêu dùng của Chính phủ. Giải pháp thu thuế truyền thống là thu từ doanh nghiệp, thu trên chi phí và giá sản phẩm bán ra.
Tuy nhiên, các loại game online hiện nay được phát triển, phát hành trên nền tảng xuyên biên giới, là các kho trò chơi trực tuyến của Apple Store, Android, CH Play… Người dùng chỉ đăng nhập và tải game về chơi. Tại Việt Nam, hình thức game lậu trên các kho game rất lớn, nhiều loại game nước ngoài lập ra và đẩy lên kho game, người chơi tự tải và chơi trên ứng dụng đó, trả tiền cho doanh nghiệp tại nước ngoài bằng các hình thức như thanh toán trung gian, tiền điện tử.
"Hiện nay, Apple Store hay Android có vô số game online được phát hành xuyên biên giới và người dùng tại Việt Nam dễ dàng truy cập được. Nếu việc đánh thuế TTĐB chỉ thu của doanh nghiệp tại Việt Nam, vô tình chúng ta tự đánh vào các game online trong nước, trong khi các game online khác đang tồn tại trên các nền tảng khác không hề bị đánh thuế. Điều này có thể gây sự bất bình đẳng'', chuyên gia từ Hội tư vấn thuế Việt Nam cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.