Khi yêu một người, việc ở gần họ sẽ tạo ra cho bạn một thứ "dược liệu gây hưng phấn liều cao", gần giống như cảm giác mà một số loại thuốc phiện mang lại. Và vô tình bạn trở thành "con nghiện" của mối quan hệ đó.
Để kiểm soát trạng thái tình cảm của mình, bạn hãy nghiêm túc nhìn lại những gì đã và đang xảy ra. Hãy tự hỏi những trạng thái cảm xúc đó đem đến cho bạn cảm giác tích cực hay tiêu cực nhiều hơn thì bạn sẽ biết mối quan hệ đang có là tốt hay xấu.
1. Bạn cảm thấy trống rỗng, cáu kỉnh, bồn chồn, hoặc thiếu sức sống khi không có người ấy bên cạnh.
2. Tất cả những gì bạn cần là sự hiện diện của "nửa kia",dù khi nói chuyện với anh ta, bạn chẳng có chút thích thú gì, thậm chí còn khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn.
3. Bạn phải ăn rất nhiều, uống rượu, hoặc uống thuốc an thần để đối phó với sự căng thẳng gặp phải trong tình cảm. Thậm chí, bạn phải tăng cường hoạt động thể chất như chạy bộ, tập yoga để tránh phải suy nghĩ về người ấy.
4. Bạn thường có những suy nghĩ kiểu như "Tôi nên bỏ đi", "Tôi nên ly dị/ chia tay anh ta" hoặc "Mối quan hệ này là không tốt". Thực ra đó chỉ là nỗi lo sợ chứ bạn dường như không thể làm bất cứ hành động nào để dứt tình.
5. Bạn luôn chăm chăm vào mối tình mình đang có và coi thường những người phụ nữ độc thân. Nhiều lúc bạn cảm thấy không hài lòng nhưng vẫn tự hào rằng "Ít ra mình có cặp có đôi chứ không phải chịu cảnh cô đơn như những người khác".
6. Suy nghĩ về sự cô đơn, bị bỏ rơi luôn đe dọa hoặc gây ức chế cho bạn.
7. Bạn liên tục bào chữa cho hành vi tồi tệ của người yêu bằng cách biện minh cho những việc anh ta làm. Chẳng hạn anh ta tát bạn một bạt tai, bạn đau đớn nhưng lại tự nhủ "Anh ấy không thường như thế này", hoặc "Anh ấy đã chịu rất nhiều căng thẳng gần đây," hay "Tất cả chỉ vì anh có một tuổi thơ không yên ả".
8. Bạn bị thuyết phục rằng mình có thể thay đổi anh ta nếu làm điều này, điều kia cho chàng, nhưng thực ra bạn chẳng thể thay đổi được họ.
9. Bạn luôn nghĩ bằng mọi cách phải được kết hôn với người đó. Việc này quan trọng hơn là sự hòa hợp, hạnh phúc về sau.
10. Bạn đánh đồng việc sống với một người đàn ông tức là bạn "thành công" trong cuộc sống. Còn nếu phải chia tay hoặc ly dị, bạn cảm thấy mình là kẻ "thất bại".
11. Bạn gặp những vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, tim đập nhanh, phát ban, mệt mỏi, hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến stress. Những triệu chứng này không có trước khi bạn bắt đầu mối quan hệ với người đàn ông hiện tại.
12. Bạn không ngừng cố gắng để kiểm soát cuộc sống và hành vi của người yêu. Bạn làm như thế để đảm bảo rằng họ làm việc một cách nghiêm túc, không lừa dối bạn, không còn liên lạc với người cũ, không uống rượu, tiêu xài tiền bạc hợp lý...
14. Lúc nào người ấy cũng ở trong tâm trí bạn. Mỗi khi trò chuyện với ai, bạn không thể thiếu những câu đại loại như "Anh ấy nói thế này", "Anh ấy làm thế kia" "Anh ấy nghĩ thế nọ"...
Nếu thấy mình có tất cả những dấu hiệu cảnh báo" trên, lời khuyên cho bạn nên cố gắng tìm lại cân bằng cho mình hoặc nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý trị liệu để không bị những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
VnExpress (Theo VnExpress)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.