Đấu tay đôi "một mất một còn" không hề phạm pháp tại 5 nơi này

Mai Đại (Theo WA) Thứ tư, ngày 14/02/2018 12:00 PM (GMT+7)
Ngày nay, việc đấu tay đôi “một mất một còn”, dù thường là vì danh dự, đều bị coi là phạm pháp, thậm chí có thể ghép vào tội giết người ở bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, theo WA vẫn có 5 địa điểm dưới đây cho phép các “hảo hán” sống mái với nhau mà không sợ bị trừng phạt.
Bình luận 0

1. Các khu vực bộ tộc ở Aghanistan

img

Sẽ chẳng ai quan tâm nếu 1 cuộc đấu tay đôi đến chết diễn ra ở đây

Ở những ngọn đồi nằm giữa Afghanistan và Pakistan, tình trạng “phép vua thua lệ làng” rất phổ biến do các bộ tộc địa phương thường toàn quyền quản lý luật lệ.

Trong đời sống ở các bộ tộc này, danh dự nắm giữ 1 vai trò quan trọng và không có gì vinh dự hơn là 1 cuộc đấu giữa 2 người với nhau. Do đó, có lẽ sẽ chẳng ai buồn can thiệp nếu 1 cuộc đấu xảy ra.

2. Đảo Pitcairn

img

Phải mất khoảng 2 tuần và vài ngàn USD để đến đảo Pitcairn nên mức phạt 100 USD sẽ chẳng thấm gì

Nằm ở phía nam Thái Bình Dương, đảo Pitcairn là quốc gia nhỏ bé nhất thế giới. Hòn đảo này bé đến nỗi nó chỉ có 2 sĩ quan cảnh sát và có rất ít luật để quản lý dân cư vọn vẹn 50 người. Tuy nhiên, Pitcairn vẫn có 1 luật liên quan đến hành động tấn công người khác. Do đó, theo WA, nếu cuộc đấu tay đôi bị ngăn cấm, những “hảo hán” có thể nộp phạt 100 USD và tiếp tục “sống mái” với nhau.

3. Tây Sahara

img

Tây Sahara chẳng có gì ngoài cát và những kẻ tử thù với nhau

Về mặt chính thức, luật lệ ở Tây Sahara nằm dưới sự quản lý của Maroc. Tuy nhiên, có vẻ như các nhà chức trách sẽ quan tâm tới việc duy trì ổn định sắc tộc và chống khủng bố hơn là 1 cuộc đấu tay đôi giữa 2 kẻ không màng sống chết. Theo WA, lý do là vì khu vực này chẳng có gì khác ngoài cát nên có thể nói rằng đây chính là một trong những địa điểm lý tưởng nhất cho việc “quyết chiến” với kẻ thù không đội trời chung.

4. Các vùng nước quốc tế

img

Lực lượng tuần duyên và cảnh sát biển vẫn có thể ngăn chặn những cuộc đấu tay đôi nếu phát hiện được

Nếu đúng như theo luật lệ, khi 1 con thuyền nằm cách bờ 20km - tức là nằm trên vùng nước quốc tế - con thuyền đó của nước nào thì sẽ áp dụng luật pháp của nước đó (ví dụ như thuyền của Anh sẽ áp dụng luật của nước Anh - PV). Tuy nhiên, vẫn có cách để lách luật: những người tham gia có thể đến 1 hòn đảo hoang không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ nước nào, tự tuyên bố từ bỏ quốc tịch của mình và lên 1 con tàu không đăng ký để đấu tay đôi (với hi vọng không bị ai để ý). Tuy nhiên, theo WA, cách này có vẻ quá phức tạp và tốn sức nên có lẽ những kẻ thù “sống mái” nên chọn cách khác hoặc tốt nhất là hòa giải.

5. Uruguay

img

Tại Uruguay, đấu tay đôi đến chết vẫn "hợp luật", miễn là có sự cho phép của Quốc hội và Tổng thống

Khác với 4 địa điểm kể trên vốn là những khu vực khá là “tự do”, Uruguay đã biến việc đấu tay đôi thành luật quốc gia vào năm 1920. Được biết, cuộc đấu cuối cùng diễn ra vào năm 1971 giữa 2 chính trị gia. Vào năm 1990, 1 cuộc đấu khác cũng “suýt” diễn ra giữa 1 thanh tra cảnh sát và 1 biên tập viên. Thế nhưng, vị cảnh sát này đã rút lui sau đó.

Từ năm 1992, việc đấu tay đôi chính thức bị cấm. Tuy nhiên, do việc chiến đấu vì danh dự có 1 vị trí đặc biệt trong nền chính trị và văn hóa của Uruguay, việc đấu tay đôi đến chết vẫn có thể diễn ra nếu có sự đồng ý và cho phép của Quốc hội và Tổng thống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem