Vì thế, trong giới hạn thời gian tổ chức lớp dạy nghề, cán bộ thường phải làm việc gấp đôi, gấp ba công suất so với vùng thấp mà hiệu quả vẫn chưa như mong muốn! Đó là chưa kể những khó khăn về kinh phí, về giao thông cách trở, về địa điểm mở lớp, về tập hợp nhu cầu của nông dân thành một nhóm ý nguyện chung về học nghề.
Bà Phan Thị Hồng Gấm (giữa) trao chứng nhận học nghề cho nông dân Lai Châu. Ảnh: T.L
Nhưng đó vẫn chưa phải là cái khó lớn nhất của việc dạy nghề cho nông dân ở vùng cao. Cái khó nhất trong dạy nghề cho nông dân là việc gắn kết giữa đào tạo, chuyển giao và duy trì, phát triển nghề thật sự thành nghề, thành thu nhập của người dân. Người lập đề án đào tạo nghề phải nắm bắt được điều ấy, phải quán xuyến được 2 quy trình: Chuyển giao và duy trì phát triển nghề.
Muốn thế thì cái nghề ấy phải gắn với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương. Ví dụ như tổ chức dạy nghề dệt thổ cẩm thì phải xem xét ở nhiều góc độ: Nhu cầu người dân thế nào? Tính chất truyền thống của nghề ấy ở địa phương? Kinh phí đến đâu? Thời gian mở lớp bao lâu? Nguồn nguyên liệu, máy móc để sản xuất và quan trọng nhất là khả năng thành hàng hóa của loại sản phẩm ấy. Đây là khâu quyết định đến hiệu quả dạy nghề. Nếu không có khả năng thành sản phẩm thì cái nghề mà nông dân học ấy trở nên vô nghĩa, thậm chí là phản tác dụng.
Với mỗi lớp dạy nghề ở đây, sau khi đào tạo xong, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn trở lại địa bàn, nắm bắt xem hiệu quả của nó đến đâu, rút ra bài học kinh nghiệm gì cho lớp tiếp theo.
Ví dụ như lớp dạy trồng nấm, chúng tôi tổ chức ở xã Mường Mô hơn 1 năm trước, bây giờ vẫn phát triển tốt ở nhiều hộ nông dân. Nhưng không thể mở thêm lớp nữa ở địa bàn ấy dù người dân vẫn có nhu cầu bởi 2 lý do: Thứ nhất là người dân có thể học nghề từ chính những hộ lân cận nên không cần mở lớp. Thứ hai là với sức mua bán hạn chế của địa phương thì số lượng hộ trồng nấm không nên quá lớn sẽ dẫn tới cung vượt cầu, cạnh tranh cao gây khó khăn cho hộ sản xuất nấm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.