Căn cứ Thông tư liên tịch 10/2015 giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, chức danh nghề nghiệp thuộc ngành y gồm:
Nhóm chức danh bác sĩ: Bác sĩ cao cấp hạng I, bác sĩ chính hạng II, bác sĩ hạng III.
Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng hạng III.
Chức danh y sĩ chỉ gồm có y sĩ hạng IV.
Với bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công, họ sẽ được xếp lương theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015. Cụ thể:
Bác sĩ cao cấp hạng I: Xếp lương viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.
Bác sĩ chính hạng II: Áp dụng lương viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.
Bác sĩ hạng III: Áp dụng lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Trong đó, lương bác sĩ đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Trong đó: Hệ số do là bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34; nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2.
Hiện nay đang áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đang có đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng trong năm tới.
Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương của bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.
Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.