Để chương trình thành công, Tổng cục Kiểm lâm yêu cầu các tỉnh có rừng trong cả nước cần nâng cao năng suất, chất lượng và trữ lượng rừng hiện có. Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước phải trồng mới 450.000ha; trồng lại rừng sau khai thác là 600.000ha. Theo kế hoạch, việc khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng đặc dụng và rừng phòng hộ phải đạt 550.000ha, trong đó khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng chuyển tiếp 350.000ha, khoanh nuôi mới 200.000ha. Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng phải trồng 150.000ha ở lưu vực sông Đà, ven biển và các vùng khác. Dự kiến tổng vốn đầu tư của giai đoạn này là 24.854 tỷ đồng.
|
Mục tiêu đến năm 2015, nâng độ che phủ rừng lên 42-43%. |
Mục tiêu của đề án: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 29.171,3ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 7,4% hiện nay lên 8,5% vào năm 2020; bảo đảm có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào BVPTR.
Ông Hà Anh Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Để làm tốt công tác giao đất, giao rừng, các địa phương phải hoàn thiện hồ sơ về rừng đối với các diện tích rừng đã giao, cho thuê. Giao rừng cho thuê rừng gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp để quản lý, sử dụng rừng bền vững.
Nguyễn Hữu - Hòa Bình
Vui lòng nhập nội dung bình luận.