Đến cuối 2014: 'Sóng Biển Đông' còn tác động đến xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Mai Hương Thứ sáu, ngày 25/07/2014 06:35 AM (GMT+7)
Những tác động của diễn biến phức tạp trên Biển Đông khiến XK nông sản vào TQ đột ngột giảm sâu trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua và tình hình này theo các doanh nghiệp có thể còn kéo dài cho đến hết năm nay.
Bình luận 0
Bộ Công Thương cho biết, từ nay tới cuối năm xuất khẩu (XK) hàng nông sản sang Trung Quốc (TQ) sẽ tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, hàng nông sản có tính chất mùa vụ, xuất tiểu ngạch sang thị trường này cần lường trước các khó khăn…

“Biển Đông” vẫn còn tác động

6 tháng đầu năm nay, gạo là nông sản có giá trị XK lớn nhất sang TQ - khoảng 198 triệu USD (529.000 tấn).

Theo Bộ Công Thương, hiện 97% lượng gạo của ta xuất sang TQ được XK qua cửa khẩu phụ, khu vực thí điểm XK ở tỉnh Lào Cai. Tương tự, vải tươi XK đạt 96.385 tấn, trị giá 62,2 triệu USD; dưa hấu XK đạt trên 152.600 tấn, trị giá 9,1 triệu USD…

Tuy nhiên, thời gian qua, một số hàng hóa nông sản XK của Việt Nam có tính mùa vụ như trái cây tươi (dưa hấu, vải, thanh long…) xuất sang TQ theo hình thức đi chợ, tức doanh nghiệp bán không có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác TQ, ồ ạt chở lên biên giới khi vào vụ, khiến khả năng thông quan của cửa khẩu nhất thời không đáp ứng được, bị doanh nghiệp mua TQ lợi dụng ép giá, gây nên tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu, làm thiệt hại về kinh tế.

Quan điểm
img
Bà Phạm Chi LanChuyên gia kinh tế
  Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu chính nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Thị trường này đang đứng trước nguy cơ không ổn định...  
Những tác động của diễn biến phức tạp trên Biển Đông khiến XK nông sản vào TQ đột ngột giảm sâu trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua và tình hình này theo các doanh nghiệp có thể còn kéo dài cho đến hết năm nay.

 

Ông Phạm Vũ Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, giao dịch XK tinh bột sắn hiện vẫn đang trầm lắng do các doanh nghiệp không thỏa thuận được đầu ra cho các đơn hàng mới. Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi tồn 27.000 tấn tinh bột sắn, Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Đầu tư Fococev Hồ Chí Minh tồn 25.000 tấn, Công ty TNHH Trường Hưng - Tây Ninh tồn 10.000 tấn… bởi TQ vẫn đang chuyển hướng sang mua sắn từ Thái Lan.

Ông Hà cho rằng, từ nay tới cuối năm, TQ vẫn là thị trường có nhu cầu lớn với mặt hàng này, cần phải duy trì. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn hiện nay, Hiệp hội Sắn đề nghị Nhà nước tiếp tục có chương trình xúc tiến XK sang thị trường TQ nhằm ổn định thị trường XK nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần có chính sách về vốn, tài chính ưu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn trong việc đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư hệ thống xử lý môi trường và tạm trữ hàng tồn kho…

Ông Phạm Như Sô - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, hiện giá dăm gỗ xuất sang TQ đang quá thấp và tiêu thụ hạn chế khiến nhiều nhà máy chế biến lâm sản của tỉnh gặp khó khăn. Nếu TQ ép giá hoặc ngừng nhập khẩu mặt hàng này tới đây thì người dân sẽ đối mặt với nhiều khốn khó.

img Quả vải Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 'sóng Biển Đông" trong việc xuất sang Trung Quốc.

Hạn chế thấp nhất rủi ro

Các doanh nghiệp XK nông sản đều cho rằng, tìm thị trường mới cho hàng nông sản không thể một sớm một chiều ngay được.

Ông Đinh Văn Hương - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam nêu một thực tế đáng ngại: “Nhiều mặt hàng của Việt Nam khá mới lạ với một số nước châu Âu, điển hình là trái vải. Trong khi đó, ngay cả các nước lân cận như Singapore, Malaysia, Indonesia đều nhập trái vải của Trung Quốc vì có giá rẻ hơn.

Với mặt hàng thanh long thì tiêu thụ rất khó khăn. Hiện tại, Ấn Độ, Bangladesh được xem là các thị trường rất tiềm năng, nhưng người dân các nước này còn chưa biết trái thanh long là thế nào thì làm sao đẩy mạnh XK?

Trước những bất cập nêu trên, ông Hương cho rằng, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại… Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể tự làm được việc này mà cần sự phối hợp của các hiệp hội cùng Đại sứ quán Việt Nam tại các nước để tổ chức ngày hội trái cây Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm Việt Nam.

Hiện nay, chôm chôm và thanh long XK rất tốt sang Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy nhanh đàm phán với Hoa Kỳ để có thể đưa nhiều mặt hàng khác vào thị trường này.

Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản đang nhập tới 90% rau quả đông lạnh từ TQ. Nhật mong muốn tìm thêm các đối tác khác, trong đó có Việt Nam. Hàn Quốc cũng có nhu cầu tương tự. Nếu đáp ứng được yêu cầu của những thị trường này, nông sản Việt Nam mới có được thị trường XK rộng lớn, với giá trị cao.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Phạm Vũ Hà cho rằng, cần đẩy mạnh xúc tiến sang các thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Á, Đông Âu, EU song song với duy trì thị trường lớn là TQ.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế bày tỏ: "Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu chính nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Thị trường này đang đứng trước nguy cơ không ổn định, vì vậy việc tìm kiếm thị trường tháo gỡ khó khăn cho mặt hàng nông sản phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn ngành nông nghiệp, thương mại trong thời gian tới".

Theo ông Đoàn Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), thời gian tới, thị trường TQ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì Việt Nam chủ yếu XK sang nước này bằng đường tiểu ngạch. Phía Trung Quốc đang muốn tăng cường giám sát hoạt động thương mại tiểu ngạch về nông sản.

Do vậy, Việt Nam bằng những hành động cụ thể sẽ cố gắng hạn chế thấp nhất những rủi ro. Trong thời gian tới, tình hình XK nông sản nói chung không quá xấu, tuy nhiên, có những mặt hàng sẽ tiếp tục khó khăn và phải có những biện pháp quyết liệt tìm thị trường như cao su, thanh long, một số loại rau quả và những mặt hàng tươi sống…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem