Dệt thổ cẩm
-
Hơn 200 bộ trang phục thổ cẩm được 40 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu trình diễn, thể hiện trong không gian thơ mộng của thiên đường Tây Nguyên bên bờ hồ Xuân Hương (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) khiến khán giả, người dân thích thú.
-
Kế thừa, phát huy nghề dệt thổ cẩm, bằng sự khéo léo, sáng tạo tinh tế, phụ nữ dân tộc Thái ở xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) hàng ngày vẫn miệt mài bên khung cửi với tiếng lách cách thoi đưa để làm bừng sáng lên sắc màu thổ cẩm...
-
“...Riêng tôi vẫn cẩn thận lưu giữ lại tấm lưới bắt thú rừng do chính tay tôi tự tay đi chặt cây Kdol trong rừng sâu về tách sợi rồi đan gần 10 ngày mới xong...", ông Hùng, bản Pa Nho (nay là Khóm 6), thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cho biết.
-
Dù là nghề truyền thống của cha ông với rất nhiều dấu ấn văn hóa độc lạ nhưng các bạn trẻ không muốn theo học do thu nhập không ổn định, dù chính quyền huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì nghề dệt thổ cẩm của người K’Ho nhưng nỗi lo mai một vẫn luôn thường trực.
-
Những bộ váy cưới, váy dạ hội, áo khoác… được chàng trai người K’Ho - K’Jona (34 tuổi, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) sử dụng thổ cẩm phối hợp với chất liệu vải hiện đại vừa tạo nên những tác phẩm độc đáo, vừa giúp cho nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình được giữ gìn, phát huy, mang màu sắc hoàn toàn mới.
-
Quy trình cuốn bông, se chỉ, nhuộm sợi với những quy định nghiêm ngặt và hoàn toàn từ từ thiên nhiên đã tạo nên sự độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của nghề dệt thổ cẩm của người K'Ho tại thôn Đam Pao (xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng).
-
Tại xã Nà Bủng (Nậm Pồ, Điện Biên), có gần 100% đồng bào Mông sinh sống. Phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông, tạo ra sản phẩm dân tộc độc đáo; vừa có thêm thu nhập; vừa duy trì, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc.
-
Là thị trấn thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, Nam Ban không sở hữu nhiều cảnh quan du lịch nổi tiếng như Đà Lạt hay Bảo Lộc. Tuy nhiên, thị trấn nhỏ này được nhiều du khách biết đến bởi vẻ đẹp yên bình, khí hậu mát mẻ và dòng thác Voi hùng vĩ.
-
Chị Hà Thị Hường ở bản Nà Chiềng, xã Nà Phòn (Mai Châu, Hòa Bình) từ người làm thuê giờ trở thành bà chủ của khu nghỉ dưỡng Little Mai Chau Homestay...
-
Kỹ thuật của nghề đậu bạc ở Định Công (Hà Nội) đặc biệt hơn các nghề kim hoàn khác. Người thợ phải kéo sợi bạc thành những sợi chỉ mỏng, rồi dùng những sợi chỉ bạc "dệt" thành sản phẩm.