Đi lên nhờ lợn

Thứ sáu, ngày 17/09/2010 09:11 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - “Tôi chỉ làm túc tắc thôi, chăn mấy chục đầu lợn, gà và sơ chế nông sản” - anh Trần Xuân Hùng, tổ 1, phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La, cho hay.
Bình luận 0
img
Anh Hùng làm dịch vụ sơ chế lương thực.

Sau chiến tranh biên giới phía Bắc, năm 1984, anh Hùng rời quân ngũ và tạm biệt quê hương Phúc Thọ, Hà Tây (nay là Hà Nội), lên Sơn La sinh sống. Sơn La ngày ấy cũng nghèo và ít việc, anh đành túc tắc làm thợ mộc, thợ nề, làm thuê... Được cái ngày ấy bạn bè cùng quân ngũ cũng nhiều nên nhà ai làm cái nhà, xây cái chuồng lợn, đóng cái cổng cũng gọi làm.

Những ngày đầu lập nghiệp trên đất mới không ít khó khăn, nhiều khi thuốc lào cũng không có hút. Có lúc, anh định bỏ đất đất Sơn La đi nơi khác kiếm sống. Nhưng rồi đất mới “bén rễ, xanh cây", anh cười, chỉ người phụ nữ đang lúi húi chăm sóc đàn lợn sữa bên dãy chuồng mới xây: “Tôi gặp cô ấy và kết duyên với nhau. Mới đó mà đã hơn 20 năm rồi. Từ chỗ cả hành trang chỉ có mỗi ba lô lộn, nay đã có nhà cửa cao tầng, con học đại học, thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm”.

Trong căn nhà 3 tầng với nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, anh Hùng kể quá trình làm ăn của mình. Cha ông ta dạy "năng nhặt, chặt bị", ND phải lấy chữ Kiệm làm gốc. Tôi cũng bắt đầu kinh tế ở mảnh đất này từ một con lợn nái. Lứa lợn đầu tiên được 12 con tôi để lại nuôi hết, có lúc phải bớt khẩu phần ăn của mình để lợn được no. Xuất lứa lợn đầu vừa đủ tiền mua cái máy xay xát ngô thóc. Dân bản quanh vùng đến sơ chế lương thực cũng nhiều nên cám bã dư dả, lại có thêm thu nhập, thế là chúng tôi quyết định làm nghề nuôi lợn.

Vốn ít nên lúc đầu anh Hùng chỉ mua thêm một con lợn nái và điều chỉnh cho 2 nái lợn đẻ so le thời gian. "Nuôi nhiều cũng tốn thức ăn mà mua cám tổng hợp thì không có tiền nên vợ chồng tôi lại làm thêm nghề nấu rượu để kiếm thêm bỗng làm thức ăn cho lợn" - anh kể tiếp Mất 3 năm đầu vất vả tạo vốn, tích cóp, nhân đàn, anh cũng bước qua được cái thời lận đận ăn bữa nay, lo bữa mai, đủ sức duy trì mỗi lứa lợn 50-60 con và nuôi thêm khoảng trăm con gà đẻ để lấy nguồn thu và thức ăn hàng ngày.

Cái hay trong nghề nuôi lợn, theo anh chính là ở chỗ: "Người thành phố sành ăn nên rất thích mua lợn của tôi vì không có thức ăn công nghiệp, bán đắt một tý họ cũng vui vẻ. Nhiều người bảo, nuôi lợn chẳng lãi mấy nhưng tôi thì đi lên nhờ lợn, mỗi năm dành dụm thêm một tý, túc tắc thế là khắc có của ăn, của để thôi. Khi mình đã có điều kiện rồi thì muốn giúp đỡ người khó khăn cũng dễ hơn mà lại thuận vợ - thuận chồng".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem