Địa phương cuối cùng của cả nước có sản phẩm OCOP, "đi chậm mà chắc"

Hồng Phúc Thứ hai, ngày 10/07/2023 12:38 PM (GMT+7)
TP.HCM chọn “chậm mà chắc” khi triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Định hướng của thành phố là phát triển thực chất, bền vững các sản phẩm địa phương, góp phần hiệu quả vào Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bình luận 0

OCOP được TP.HCM xác định là chương trình khơi dậy và phát triển bền vững kinh tế khu vực nông thôn, là "đòn bẩy" cho Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

TP.HCM có 66 sản phẩm OCOP

Cuối tháng 6 vừa qua, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận thêm 39 sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố, trong đó có15 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 24 sản phẩm đạt OCOP 3. Huyện Cần Giờ có 6 sản phẩm được công nhận OCOP, Bình Chánh có 8 sản phẩm, Củ Chi có 8 sản phẩm và Hóc Môn được công nhận 17 sản phẩm.

Nhiều sản phẩm OCOP đợt này của TP.HCM như cà phê nông sản Meet More, cà pháo, dưa món, cà pháo mắm tôm chua Ngọc Liên, trái cây sấy của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu, Australia… để phục vụ người Việt và người tiêu dùng các nước.

Chọn đi chậm, phát triển bền vững OCOP - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Luận (trái) giới thiệu bộ sản phẩm quà tặng cà phê nông sản đạt OCOP 4 sao. Ảnh: Hồng Phúc

Ông Nguyễn Ngọc Luận - Giám đốc Công ty Liên kết Thương mại Toàn Cầu (huyện Hóc Môn) tự hào khi 5 sản phẩm cà phê hòa tan Meet More vị khoai môn, vị dừa, vị bạc hà, vị nhàu, vị đậu xanh của công ty mình được công nhận OCOP 4 sao.

"Đưa nông sản Việt ra thế giới là mơ ước của tôi. Cà phê Việt Nam đã quá nổi tiếng, kết hợp với các loại nông sản khác khiến cà phê càng thêm độc lạ. Cà phê nông sản đã và đang được nhiều người biết đến, được công nhận OCOP, tôi tin thị trường sẽ càng được mở rộng hơn" - ông Luận nói.

"TP.HCM là địa phương cuối cùng của cả nước có sản phẩm OCOP. Với việc đi sau, TP.HCM chọn cách chậm mà chắc, tập trung xây dựng và phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP".

Ông Đinh Minh Hiệp -

Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM

Trong đợt công bố sản phẩm OCOP đầu tiên vào năm ngoái, TP.HCM đã công nhận 27 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao và đề xuất Trung ương đánh giá, công nhận 1 sản phẩm OCOP 5 sao là bột rau má Orama của Công ty Quảng Thanh (huyện Củ Chi). Tính đến nay, TP.HCM có 66 sản phẩm OCOP, trong đó số lượng sản phẩm OCOP 4 sao chiếm hơn một nửa.

Chậm mà chắc

Trao đổi với phóng viên Báo NTNT, ông Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, cho biết Chương trình OCOP bắt nguồn từ Nhật Bản, đến nay có hơn 40 quốc gia trên thế giới thực hiện. Việc triển khai chương trình này có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

Đánh giá về Chương trình OCOP TP.HCM, ông Hiệp nhận định số lượng sản phẩm OCOP tại thành phố hiện nay là rất ít nếu khi so sánh với các tỉnh thành khác. 

"Tuy nhiên, điều này là không lạ, do TP.HCM là địa phương cuối cùng của cả nước có sản phẩm OCOP. Với việc đi sau, TP.HCM chọn cách chậm mà chắc, tập trung xây dựng và phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP" - ông Hiệp nói.

Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM nhấn mạnh, thành phố sẽ tập trung phát triển sản phẩm có thếmạnh, sản phẩm đặc thù, sản phẩm làng nghề có giá trị, đặc biệt có ứng dụng khoa học công nghệ, chế biến sâu vốn là thế mạnh của thành phố tham gia vào Chương trình OCOP. Song song đó, các chính sách hỗ trợ về vốn, xúc tiến thương mại cũng được tổ chức thường xuyên, bài bản tạo đầu ra và sức sống lâu dài cho OCOP đúng với tiêu chí "chậm mà chắc".

Theo ông Hiệp, khi triển khai thành công, Chương trình OCOP TP.HCM sẽ giúp nâng cao thu nhập, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem