Dịch bệnh tấn công vườn tiêu

Thứ năm, ngày 18/03/2010 11:00 AM (GMT+7)
NTNN - Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, đến nay, toàn tỉnh đã có gần 500ha cây tiêu bị bệnh, trong đó có vườn tiêu, dịch bệnh đã làm chết đến 10%.
Bình luận 0

img
Vườn tiêu của ông Sáu Oanh đang bị bệnh chết nhanh.

Ông Sáu Oanh, ở thị trấn Gia Ray (huyện Xuân Lộc), có hơn 2.000 nọc tiêu đã thu hoạch sản phẩm nhiều năm, cho biết: Cuối mùa mưa vừa qua, nhiều cây tiêu trong vườn đột nhiên lá chuyển sang màu xanh nhạt, biến thành màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất héo dần. Chỉ 1-2 tuần sau đó thì lá rụng hết, để lại các cành trơ trụi; sau đó toàn dây bị héo, rồi chết khô.

Bệnh xảy ra khá nhanh, sau một thời gian ngắn cả cây tiêu chết trụi (người ta gọi là bệnh "chết nhanh"). Nhổ cây lên thấy bộ rễ tiêu bị thối đen, gốc thân cũng bị thối.

Đến nay, vườn tiêu của ông Sáu Oanh đều bị cùng một loại bệnh như trên, đã có gần 200 nọc tiêu đã bị chết (10%), tính ra thiệt hại trên 40 triệu đồng.

 

Một chủ  vườn tiêu  khác cho biết: Từ khi cây tiêu có biểu hiện bị bệnh đến khi bị nặng hoặc chết hẳn thường phải đến 4-5 tháng, có khi đến một năm cây tiêu mới chết hẳn (thường gọi là bệnh chết chậm).

Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật  Đồng Nai: Vì vậy, người trồng tiêu phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời, không để vườn tiêu đọng nước trong mùa mưa, bón nhiều phân hữu cơ  đã xử lý và bón cân đối phân NPK; làm thông thoáng gốc tiêu.

Cây bị bệnh nặng nên đào bỏ và nhặt hết rễ để tiêu hủy, rắc vôi vào gốc tiêu vừa đào bỏ để diệt nấm bệnh, tránh lây lan ra diện rộng. Nếu trong vùng thường xuất hiện bệnh, vào mùa mưa phun thuốc Ridomin Gold, Acrobat, Alpine... định kỳ 1-2 tháng/lần  cho toàn vườn.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem