Những năm gần đây, các chuyên gia và những nhà phân tích đã dự đoán về sự chuyển dịch kỹ thuật số, trong đó việc di chuyển dữ liệu sang đám mây công cộng là một phần thiết yếu. Tuy nhiên, các chuyên gia của Kaspersky Lab cho rằng, quá trình này chắc chắn sẽ diễn ra, nhưng nó sẽ diễn ra chậm hơn so với chúng ta nghĩ. Do đó, vẫn còn quá sớm để kết luận đến năm 2020 phần lớn khối lượng công việc sẽ được di chuyển sang đám mây.
Việc dịch chuyển dữ liệu lên đám mây là một phần thiết yếu nhưng sẽ không nhanh như nhiều người vẫn nghĩ.
Dịch vụ đám mây dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh tại châu Á - Thái Bình Dương do số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng và sự phát triển của công nghệ tiên tiến tại một số quốc gia trong khu vực như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,… Chính sự phát triển công nghệ này đã thúc đẩy tăng trưởng của thị trường dịch vụ đám mây.
Thực tế, các doanh nghiệp nhìn nhận rõ lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây và sẵn sàng chuyển sang dịch vụ này. Lý do đầu tiên chính là lợi ích kinh tế rõ ràng cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lưu trữ đám mây giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cơ sở hạ tầng, gia tăng hiệu suất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, ứng dụng điện toán đám mây trong quản lý doanh nghiệp cũng phù hợp với rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.
Song song đó, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng đang không ngừng cải tiến các dịch vụ và giải pháp ngăn xếp đám mây của mình nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc phát triển, thử nghiệm, phân phối sản phẩm một cách nhanh chóng và có thể được xem là tiêu chuẩn chung cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở mọi quy mô.
Dù là lưu trữ dữ liệu trên đám mây thì cũng cần phải có các giải pháp bảo mật.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể gặp phải những trở ngại trong việc di chuyển khối lượng công việc và dữ liệu sang đám mây công cộng. Những nhà cung cấp giải pháp đám mây không thể đảm bảo chính xác vị trí của những trung tâm lưu trữ thông tin. Bên cạnh đó, an ninh mạng là một vấn đề được đặt ra.
Maxim Frolov - Phó Chủ tịch Kinh doanh toàn cầu của Kaspersky Lab cho biết: “Khi các doanh nghiệp ngày càng đưa nhiều dữ liệu lên đám mây, họ sẽ bắt đầu mất khả năng kiểm soát bảo mật. Nhiều sự cố xảy ra trong năm qua liên quan đến môi trường đám mây và các vấn đề an toàn dữ liệu. Đó là lý do cần nghiêm túc xem xét yếu tố an ninh mạng khi chuyển đổi khối lượng công việc sang nền tảng đám mây”.
Tuy nhiên, mối quan tâm về an ninh mạng đang dần mờ nhạt. Các doanh nghiệp bắt đầu tin rằng, so với trang bị hiện tại của công ty, môi trường đám mây có thể bảo mật tốt hơn. Các chuyên gia từ Kaspersky Lab đang nhìn thấy xu hướng mới dưới sự xuất hiện của các nhà cung ứng dịch vụ IaaS (Dịch vụ hạ tầng) và PaaS (Dịch vụ nền tảng). Trong khi nhà cung cấp trong nước có thể đảm bảo tất cả dữ liệu được lưu trữ và xử lý trong lãnh thổ của quốc gia mình, thì các đơn vị nước ngoài đang không ngừng phát triển và giới thiệu nhiều công nghệ hiệu quả hơn. Điều thú vị là nhiều công ty đang hướng tới một chiến lược đa kênh - sử dụng các nhà cung cấp đám mây khác nhau cho các công việc và quy trình khác nhau.
"Kaspersky Lab tin rằng, bảo mật dữ liệu trên đám mây đòi hỏi sự hợp tác của cả nhà cung cấp đám mây trong và ngoài nước. Đó là lý do Kaspersky Hybrid Cloud Security luôn hỗ trợ các nền tảng đám mây mới cũng như các phương thức triển khai khác nhau. Bảy năm trước, Kaspersky Lab đã bắt đầu với việc bảo vệ an ninh ảo hóa trong dịch vụ đám mây tư nhân, và bây giờ chúng đã có khả năng bảo vệ cho các đám mây lai và công cộng", Kaspersky Lab cho biết.
Thuật ngữ điện toán đám mây (Cloud Computing) không quá xa lạ trong nền công nghệ hiện đại, nhưng để tận dụng được...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.