Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội

Nhật Minh Chủ nhật, ngày 01/05/2022 08:09 AM (GMT+7)
Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được TP. Hà Nội phê duyệt khoảng 9.400 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 4.194 tỷ đồng và hơn 5.200 tỷ đồng còn lại là chi phí xây lắp, tư vấn dự án và các chi phí khác. Dự án dự kiến khánh thành vào tháng 6/2023.
Bình luận 0

Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được TP. Hà Nội phê duyệt khoảng 9.400 tỷ đồng.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 2.

Dự án được khởi công từ tháng 4/2018, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào tháng 6/2023. Đây là dự án do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư bao gồm xây mới tuyến đường bộ trên cao và mở rộng tuyến đường dưới thấp. Đến thời điểm hiện tại, tuyến đường đã có diện mạo mới.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 3.

Nhìn từ trên cao có thể thấy tuyến đường gần như đã hoàn thiện, mặt đường được trải nhựa.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 4.

Tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở gồm cầu chính và cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới, hệ thống chiếu sáng, thoát nước, tường chắn, hệ thống biển báo.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 5.

Đoạn tuyến trên cao toàn dự án bao gồm các hạng mục: Cầu chính (bề mặt 19 m), cầu dẫn (bề mặt 7 m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 6.

Nhịp cầu cao nhất và dài nhất trên tuyến đường Vành đai 2 trên cao tại Hà Nội đã được đổ bê tông đêm 24/3, chính thức hợp long tại nút giao 3 tầng Trường Chinh - Giải Phóng.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 7.

Nhà thầu thi công áp dụng công nghệ đổ bê tông tại chỗ trên dàn giáo di dộng MSS (đà giáo di chuyển phía trên dầm), công nghệ hiện đại này lần đầu được thực hiện tại Việt Nam.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 8.

Với công nghệ MSS sau khi thi công xong một nhịp, toàn bộ hệ thống ván khuôn và đà giáo được di chuyển tới nhịp tiếp theo và bắt đầu công đoạn thi công như nhịp trước, cứ như vậy theo chiều dọc cầu cho đến khi hoàn thiện kết cấu nhịp.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 9.

Với công nghệ này 40 m chiều dài mặt cầu được hoàn thành chỉ trong vòng 20 ngày, trong quá trình thi công vẫn tạo được tĩnh không dưới cầu cho hoạt động giao thông, mặt khác ít chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình và địa chất khu vực xây dựng.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 10.

Mặt đường phía dưới đã được trải nhựa, hệ thống cây xanh tạo bóng mát được trồng ở vỉa hè đang phát triển tốt.

Diện mạo mới của tuyến đường Vành đai 2 ở Hà Nội - Ảnh 11.

Tổng vốn đầu tư Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được TP. Hà Nội phê duyệt khoảng 9.400 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 4.194 tỷ đồng và hơn 5.200 tỷ đồng còn lại là chi phí xây lắp, tư vấn dự án và các chi phí khác. Khi dự án hoàn thành và đi vào vận hành sẽ giúp thay đổi bộ mặt tuyến vành đai 2 tại khu vực này, giảm ùn tắc giao thông cho đường Trường Chinh, Đại La, Minh Khai... góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của Hà Nội.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem