Hóa ra con số ít nhất 40 năm lịch sử của ngành công nghiệp điện tử chỉ là thứ chỉ để nói về sự già cỗi.
Hóa ra danh hiệu “top tỷ USD” (xuất khẩu) chỉ là thành tích của công nghiệp điện tử… Trung Quốc khi chẳng hạn, cả năm 2013, Việt Nam xuất được 21,24 tỷ USD điện thoại các loại và linh kiện nhưng phải nhập gần 5,7 tỷ USD của Trung Quốc.
Và hóa ra đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đã không quá lời khi ông nói về các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ vẫn còn nằm trong một hộc bàn nào đó.
Nhưng trong sự thừa nhận của quan chức Bộ Công Thương trước “câu chuyện Samsung”, có một chi tiết đáng để suy nghĩ. Đó là việc do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển, cho nên phải dựa vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu - chủ yếu từ Trung Quốc. Và điều này làm tăng chi phí sản xuất, tăng nguy cơ nhập siêu, trong khi làm suy giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Nói chính xác thì phải ngược lại: Chính sự thôn tính từ phía Trung Quốc khiến cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không thể phát triển. Bởi nhập siêu từ Trung Quốc hầu hầu hết là hàng hoá ít có giá trị tăng năng lực sản xuất trong nước và nhập theo kiểu hàng hoá nhập tới đâu sản xuất bán luôn tới đó.
Tất nhiên, trước khi nói người phải sờ tay lên gáy. Khi câu chuyện Samsung được xướng lên, các doanh nghiệp “hòa chung một giọng”, rằng thiếu tiền. Rằng để sản xuất được một cái vỏ điện thoại thì doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, phần mềm có chi phí tới 500 triệu USD, trong khi… Rằng “trong ngành ô tô để sản xuất bộ phanh, doanh nghiệp cũng phải đầu tư hơn 100 tỷ đồng”, trong khi…
Đúng là nguồn vốn, hay tiềm lực tài chính đang là một cái khó của những doanh nghiệp Việt, từng được so sánh tuyệt vời trong hình ảnh “hạm đội thuyền thúng”.
Nhưng cái thiếu của họ không chỉ là tiền. Cái thiếu của họ là sự sĩ diện tối thiểu.
Và với chỉ những lời than vãn, chẳng có gì đảm bảo rằng 10-15 năm sau chúng ta không phải nghe lại cái điệp khúc “bó tay”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.