Điệp viên Nga khiến Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên

Mẫn Di - AtlasObscura Thứ ba, ngày 31/01/2017 00:25 AM (GMT+7)
Chiều 22.04.1954, điệp viên KGB Nikolai Khokhlov tới Bonn, Germany để đầu hàng Mỹ trước sự chứng kiến của báo giới thay vì làm nhiệm vụ ám sát.
Bình luận 0

img
Khokhlov khi còn trẻ 

Khi đó, Khokhlov 32 tuổi, trông như một sinh viên với mái tóc vàng, trong bộ vest màu xanh đậm và cặp kính, trả lời câu hỏi bằng tiếng Nga một cách bình thản. Đây là tin sốt dẻo, vì Khkhlov còn mang theo cả các vũ khí tối tân nhất của Nga lúc bấy giờ, như dụng cụ chứa chất độc xyanua trá hình hộp đựng thuốc lá vô hại.

Sau này, ông còn điều trần trước quốc hội Mỹ về hoạt động tình báo của Liên Xô và trở thành nhân vật truyền thông, làm cảm hứng cho phim ảnh. Năm 1957, Khokhlov suýt mất mạng vì bị đầu độc, nhưng may mắn hồi phục. Ông cho rằng chính KGB đã ra tay, và lên tiếng chỉ trích: "Khoa học với mục đích gây ra chết chóc chẳng hay ho gì".

img
Cuốn sách của Khokhlov

Nhận thấy tác hại của việc bị chú ý quá mức, Khokhlov tránh né truyền thông và quyết định bắt đầu cuộc đời nghiên cứu tại ĐH Duke trong những năm 1960. Nhưng ông không thể thoát được việc trở thành trung tâm sự chú ý.

Khi nghiên cứu tâm lý học, Khokhlov bị hấp dẫn bởi ngoại cảm khi làm việc với nhà thực vật học Joseph Banks Rhine, người tin rằng cây cỏ có một loại giác quan riêng. Ông suy luận rằng ngoài 5 giác quan, hẳn nhận thức của con người vượt xa hơn nhiều. Khokhlov bắt đầu nghiên cứu thấu thị, hiện tượng siêu nhiên, thần giao cách cảm và thậm chí được cấp phép thành lập Viện Siêu tâm lý học tại ĐH Duke với phòng thí nghiệm riêng, thu hút rất nhiều nhà khoa học Mỹ tới thực nghiệm.

img

Sau này, Khokhlov thậm chí còn mở cả lớp giảng dạy tại trung tâm. Ông cho biết tại Xô Viết, chính phủ đã khuyến khích nghiên cứu sự huyền bí của nhận thức con người, với kết quả cho thấy một người có thể 'nhìn' ra được hình ảnh cách đó 1.600km. Tuy nhiên, sau khi Rhine có học hàm tiến sĩ, xuất bản sách và mời cựu điệp viên KGB làm cho mình, thì Khokhlov từ chối, nói rằng "thất vọng vì Rhine không thể thoát khỏi nhu cầu trần tục của ý thức và bỏ quên sự siêu hình trong bản chất tâm lý".

img
Sau này Khokhlov chuyển sang học lập trình 

Với sở trường là các hiện tượng siêu nhiên, Khokhlov tiến như diều gặp gió. Ông trở thành giáo sư ĐH bang California danh tiếng, tổ chức các cuộc hội nghị về hiện tượng tâm linh, sau này là phụ trách các khóa học và giảng dạy về đời sống tinh thần. Chính phủ Mỹ thậm chí còn cử ông đại diện quốc gia nghiên cứu về Siêu tâm lý học tại Liên Xô. Năm 1978, quốc gia chưa bao giờ quan tâm tới hiện tượng siêu nhiên này thực hiện dự án Stargate nhằm nghiên cứu các khả năng đặc biệt.

Khokhlov trở thành công dân Mỹ năm 1970. Vào những năm cuối đời, ông chuyển sang ngành khoa học sáng tạo, học lập trình máy tính và hoạt động bảo vệ môi trường, chế tạo ra công cụ "đi chung xe" để các sinh viên dọc một tuyến đường có thể tới trường cùng nhau. Năm 2007, người đàn ông chạy trốn khỏi Nga đã qua đời sau một cơn đau tim ở tuổi 84.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem