Điều gì xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ tử hình 18.000 người tham gia đảo chính?

Duy Anh Thứ hai, ngày 08/08/2016 16:02 PM (GMT+7)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố thẳng thừng rằng, nếu được “người dân yêu cầu”, ông sẽ khôi phục án tử hình đối với 18.000 người có liên quan đến cuộc đảo chính.
Bình luận 0

Trong bài phát biểu ngày 7.8, ông Erdogan thề sẽ "làm sạch" đất nước khỏi những phần tử ủng hộ giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen – người mà Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15.7.

Ông Erdogan khẳng định lập trường ủng hộ "nguyện vọng từ người dân" về việc khôi phục án tử hình để áp dụng cho những kẻ tham gia đảo chính.

Ông Erdogan nói. "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong vấn đề này. Bước tiếp theo sẽ rõ ràng hơn sau khi Quốc hội đưa ra quyết định. Tôi sẽ ký quyết định thông qua việc khôi phục án tử hình nếu được Quốc hội tán thành".

Hy Lạp đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nên kiềm chế và tránh khôi phục lại án tử hình sau vụ đảo chính bất thành ở nước này hồi tuần trước. Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias hồi tháng 7 từng nói: "Người chiến thắng trong cuộc xung đột trong nước ở Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thể hiện tinh thần khoan dung, kiềm chế và không nên khôi phục án tử hình". 

img

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ từng bỏ án tử hình vào năm 2004 như một biện pháp để thúc đẩy đề nghị được xét duyệt trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nếu thực thi án tử hình, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn cửa để vào EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng sớm trở thành thành viên của EU và tất cả các cuộc thương thuyết để nước này gia nhập EU sẽ ngừng lại ngay lập tức nếu Ankara áp đặt lại án tử hình.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng EU không thể đe dọa nỗ lực của Ankara gia nhập EU liên quan tới việc nước này xem xét áp đặt lại án tử hình.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bắt giữ hàng chục nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt trong chiến dịch thanh trừng hậu đảo chính.

Gần 90 nhân viên lực lượng đặc biệt đã bị bắt giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7.8 trong diễn biến mới nhất của cuộc đàn áp sau đảo chính thất bại đêm 15.7 khiến 270 người thiệt mạng.

Những nhân viên nói trên đều bị tình nghi có liên quan đến giáo sĩ Fethullah Gulen. Hàng chục ngàn nhân viên trong quân đội, lực lượng công an, tư pháp và toàn khu vực công cũng đã bị sa thải, giam giữ, bị bắt giữ.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cải cách mạnh bộ máy an ninh sau cuộc đảo chính bất thành vừa qua.

Tổng thư ký Ban Ki-moon cho rằng cần phải nhanh chóng đưa ra "bằng chứng thuyết phục" để tình trạng bắt giữ hợp pháp các đối tượng có thể được quyết định bởi tòa án. Thời gian qua, có hơn 15.000 người, bao gồm các quan chức quân sự, đã bị bắt giữ trong một chiến dịch quy mô lớn được Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành sau vụ đảo chính và hiện có ít nhất 8.000 người vẫn đang bị giam giữ. Chính phủ cũng ra lệnh đóng cửa 15 trường đại học, 1043 trường tư, 35 cơ sở y tế, gần 1300 hiệp hội và 19 liên minh vì có liên quan đến giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem