Doanh nghiệp Việt cần chủ động đương đầu, coi phòng vệ thương mại là thực tế!

An Linh Thứ hai, ngày 05/12/2022 13:00 PM (GMT+7)
"Các doanh nghiệp cần coi phòng vệ thương mại là thực tế, phải xử lý khi xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn Hoa Kỳ, Úc, Canada, EU…"
Bình luận 0

Đây là khẳng định của ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương trước bối cảnh nhiều quốc gia, thị trường, vùng lãnh thổ đang tăng cường sử dụng phòng vệ thương mại điện tử như biện pháp cạnh tranh, loại bỏ đối thủ.

Doanh nghiệp Việt cần chủ động đương đầu, coi phòng vệ thương mại là thực tế! - Ảnh 1.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương.

Thực tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể duy trì đà tăng trưởng và phát triển, công tác phòng vệ thương mại chiếm vị trí hết sức quan trọng, nhiều nước đã, đang và sẽ sử dụng các công cụ phòng vệ (chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh xuất xứ…) để cạnh tranh, bài học ngành mật ong, thuỷ sản luôn đặt ra vấn đề thời sự.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam hiện đã chủ động hơn trong việc tiếp cận, ứng phó, xử lý, kháng kiện các vụ việc PVTM của nước ngoài.

Theo đại diện Bộ Công Thương hiện, một số doanh nghiệp chủ động thành lập bộ phận pháp chế chuyên phụ trách các vụ việc PVTM trong nội bộ công ty. Cụ thể với ngành mật ong, năng lực ứng phó và nhận thức chuyển biến nhanh.

Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nói: "Chúng ta sẵn sàng khiếu nại và đưa vụ việc ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nếu dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO là rõ ràng và biện pháp PVTM được nước ngoài áp dụng gây bất lợi lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam".

Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho rằng: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể duy trì đà tăng trưởng và phát triển, công tác phòng vệ thương mại chiếm vị trí hết sức quan trọng. 

Trong phòng vệ thương mại, thị trường của Việt Nam đối diện các vụ việc lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, quy định của họ ngày càng chặt chẽ, mang tính bảo hộ nhiều hơn.

Ông Lê Triệu Dũng khẳng định: Chính sách nói chung, kinh tế hoa Kỳ hiện nay diễn biến nhanh, mang tính bảo hộ, doanh nghiệp Việt cần lưu ý. Mâu thuẫn giữa các nền kinh tế lớn phức tạp, dẫn đến Hoa Kỳ tăng cường biện pháp chống lẩn tránh. Việt Nam và Hoa Kỳ, Hoa kỳ vẫn chưa công nhận cơ chế thị trường đầy đủ cho cho Việt Nam, yếu tố này là bất lợi cho Việt Nam. 

Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu của VIệt Nam là vừa và nhỏ, nên hạn chế về kinh nghiệm ở các sân chơi lớn. Để ứng phó trong bối cảnh tham gia nhiều hiệp định tự do, kim ngạch tăng nhanh.

"Các doanh nghiệp cần coi phòng vệ thương mại là thực tế, phải xử lý khi xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn Hoa Kỳ, Úc, Canada, EU… khi định hướng được vấn đề này, chúng ta xây dựng quy trình sản xuất phù hợp. Cân nhắc kỹ quy trình sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm", ông Dũng nêu.

Đại diện Bộ Công Thương nói: "Chúng ta sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, trong bối cảnh mâu thuẫn nền kinh tế lớn, chúng ta sẽ dễ bị các vụ kiện chống bán phá giá, phòng vệ thương mại thì không sớm chiều chúng ta sẽ bị. Nhưng cần phải có chiến lược, cân nhắc kỹ. Tốt nhất chúng ta phát triển cung cấp nguyên liệu trong nước".

Yếu tố tiếp theo là nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cơ quan nhà nước cần kịp thời đưa ra cảnh báo và phổ biến kiến thức. Thứ 2 là khi ứng phó vụ việc, doanh nghiệp xác định đúng là ứng phó như nào phù hợp, năng lực tổ chức sản xuất, chuẩn bị số liệu, giành nguồn lực cho PVTM… 

Đặc biệt, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa VCCI, hiệp hội thuỷ sản, hiệp hội mật ong, hiệp hội gỗ… với cơ quan quản lý nhà nước bởi đối phó là công việc cả ngành, chứ không phải công việc riêng của một lĩnh vực chia sẻ thông tin để đảm bảo thắng kiện.

Chính từ bài học mật ong, chúng ta rút ra kiến nghị hệ thống nuôi ong cần bài bản, hồ sơ chứng từ chi phí, nhà nước hỗ trợ thông tin, ứng phó kịp thời, tồ chức ứng phó phối hợp với nhau. Chúng ta đã thành công nhưng cố gắng bảo vệ đời sống người nông dân và ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem