Độc nhất lễ hội rước kiệu "vua, chúa" sống ở Hà Nội

Duy Tuấn Thứ hai, ngày 26/02/2018 16:09 PM (GMT+7)
Đoàn rước kiệu "vua, chúa" sống liên tục nâng lên hạ xuống để diễn cảnh dẹp đường cho vua, chúa đi. Đây là cảnh sôi động tại lễ hội đền Sái với sự tham gia của đông đảo dân làng địa phương cùng du khách thập phương. Lễ hội độc đáo tổ chức vào hôm nay (26.2) tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch, tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Bình luận 0

doc nhat le hoi ruoc kieu

Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, "vua" phải làm lễ tế tại đền Thượng, còn "chúa" tế lễ ngay tại đền Sái, sau đó, "chúa" đi bộ về đền Thượng đón "vua" và tự tay chém gà trắng rồi chém tiếp ba nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Năm nay, Lễ rước vua giả vẫn được tổ chức vào ngày 11.1 âm lịch (tức ngày 26.2). Như mọi năm, “vua”, “chúa” và các “quan” đều là những cụ cao niên, có đức độ và uy tín trong dân.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Vinh hạnh được đóng vai "chúa" năm nay là cụ Nguyễn Văn Tâm (70 tuổi, khu 6, thôn Thuỵ Lôi, xã Thuỵ Lâm). Đặc điểm của nhân vật này là hoá trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị, luôn cầm thanh kiếm trên tay.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Người có vinh hạnh nhận vai An Dương Vương là cụ Ngô Tiên Tương (71 tuổi, ngụ tại khu 7, thôn Thụy Lôi) - một trong những bô lão có uy tín trong làng, đạt các tiêu chuẩn đông con nhiều cháu nội ngoại, gia đình đầm ấm hạnh phúc, hoà thuận với làng xóm.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Lịch sử cũng kể rằng, vua chúa nhiều đời từng về đây bái yết. Tuy nhiên thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Nhiều năm qua, dân làng vẫn thực hiện đều đặn vào dịp năm mới. Khác với nhiều lễ hội khác, "vua" đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Dẫn đầu đoàn rước là kiệu "chúa", tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc. "Vua", "chúa" ngồi trên kiệu buộc bảo hiểm chặt nhưng cũng phải hãi hùng mỗi khi đám trai làng quay kiệu nghiêng ngả diễn cảnh dẹp đường cho vua đi.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Mỗi đoạn đường đi qua, kiệu "chúa" lại ném tiền phát lộc cho dân.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Quang cảnh đường làng rộn ràng, đông đúc du khách thập phương chen chân để xem rước kiệu hoà cùng không khí trẩy hội trống chiêng tạo nên quang cảnh rất sôi động.

doc nhat le hoi ruoc kieu

12 thanh niên trai tráng khoẻ mạnh trong đó là cháu, chắt của người đóng giả chúa được giao nhiệm vụ rước kiệu, cứ mỗi khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần. 

doc nhat le hoi ruoc kieu

Không thể thiếu kiệu võng chở bốn vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Những người trên 60 tuổi được lựa chọn đóng vai này.

doc nhat le hoi ruoc kieu

Tuy không còn mới lạ nhưng lễ hội vẫn thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về dự. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem