Đón mùa mía ngọt

Thứ sáu, ngày 24/05/2013 08:34 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ngoài ĐBSCL, mía có thể trồng trên nhiều vùng đất cát pha, thịt nặng, thích hợp nhất đất giàu chất hữu cơ, tầng canh tác dày, kết cấu đất tốt, giữ nước và phân bón tốt.
Bình luận 0

Ở ĐBSCL, đất đai màu mỡ nên trồng mía cho năng suất khá cao, mỗi ha có thể đạt trên 150 tấn. Nhiều hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau thời gian trồng gần 1 năm trừ đi chi phí các khoản, 1ha trồng mía có thể cho lợi nhuận từ 90 -100 triệu đồng.

Ngoài ĐBSCL, mía có thể trồng trên nhiều vùng đất cát pha, thịt nặng, thích hợp nhất đất giàu chất hữu cơ, tầng canh tác dày, kết cấu đất tốt, giữ nước và phân bón tốt. Để trồng mía hiệu quả cần nắm được kỹ thuật bón phân và những biện pháp nâng cao chữ đường cho mía.

img
Mía cần đưa đến nhà máy ép ngay sau khi thu hoạch để hạn chế mất chữ đường.

Khác với nhiều loại cây trồng khác, mía cần nhiều kali nhất sau đó mới đến đạm, lân và các loại phân trung vi lượng. Nếu thiếu đạm các lá non sẽ có biểu hiện từ màu xanh nhạt đến hơi vàng. Thiếu nặng các lá già bắt đầu khô từ mép lá trở vào giữa gân chính, cây yếu, đẻ nhánh ít, thân nhỏ, lùn và năng suất kém.

Thiếu lân lá có màu xanh hơi tím, thiếu nặng có những vết tím dọc trên lá, lá nhỏ, lóng nhỏ và ngắn, năng suất thấp. Còn thiếu kali lá có những vệt đỏ, thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào, thân cây nhỏ, năng suất và chữ đường thấp. Ngoài ra mía có thể bị ảnh hưởng nếu trong đất thiếu nặng các yếu tố trung vi lượng khác.

Kỹ thuật bón phân: Bón lót trước khi trồng (hoặc sau đốn với mía lưu gốc) 15 - 25 tấn phân hữu cơ các loại + phân đạm 600 – 800kg, super lân 300 – 400kg, kali sunfat hoặc clorua kali 240 – 320kg cho 1ha mía. Đất chua pH < 6="" cần="" bón="" thêm="" từ="" 1="" –="" 2="" tấn="" vôi/ha.="" nếu="" bón="" phân="" nguyên="" chất="" thì="" liều="" lượng="" tương="" đương="" cho="" 1ha="" là="" 120="" -="" 160kg="" n="" +="" 60="" -="" 80kg="" p2o5="" +="" 120="" –="" 160kg="">

Cách bón: Bón lót 50% phân hữu cơ, 25 - 30% phân đạm, toàn bộ phân lân và 50% phân kali. Bón theo rãnh trồng, trộn đều với đất trước khi đặt hom. Đến lúc mía chớm vươn lóng thì bón thúc 50% phân hữu cơ còn lại.

Lượng phân đạm còn lại chia làm 2 lần bón thúc lúc mía đẻ nhánh và vươn lóng. Riêng 50% phân kali còn lại bón thúc lúc mía vươn lóng. Bón chôn sâu hoặc kết hợp vun gốc.

Để mía trồng có hiệu quả cao, ngoài kỹ thuật bón phân, cần kết hợp áp dụng các biện pháp nâng cao chữ đường như sau: Chọn giống có chữ đường cao được khuyến cáo của nhà chuyên môn; thu hoạch mía đủ tuổi chín có chữ đường cao (lúc đó chữ đường đo ở gốc và ngọn tương đương nhau); bón đủ phân kali để làm gia tăng lượng đường cho mía…

Có thể hạn chế mất chữ đường trên mía bằng các cách: Hạn chế mía trổ cờ và điều chỉnh lịch thời vụ, tránh để mía ngập nước lâu ngày, không bón phân đạm trễ, ép mía ngay sau thu hoạch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem