Donald Trump nên đề nghị những gì với Putin?

Hoàng Thắng Thứ năm, ngày 01/12/2016 14:30 PM (GMT+7)
Dù ông Donald Trump chưa bổ nhiệm 2 nhân sự cho vị trí chủ chốt là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ. Song ngay từ lúc này nhiều người đã có thể đưa ra kết luận về chính sách đối ngoại của ông Trump khi trở thành Tổng thống.
Bình luận 0

img

“America first” không hẳn là một điều xấu đối với Nga

Quyền hạn của Tổng thống Mỹ trong chính sách đối ngoại đã được mở rộng sau cuộc tấn công ngày 11.9. Do đó, bất cứ điều gì họ có thể nói về vai trò của Quốc hội mà trái ngược với ông Donald Trump có thể sẽ tác động tới những quyết định quan trọng nhất của ông sau khi trở thành Tổng thống.

“America first” là khẩu hiệu của Trump, chúng khiến người ta nhớ lại những kỷ niệm về phong trào chống bành trướng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ gọi là America First Committee. Các phong trào là một liên minh của các nhà lãnh đạo kinh doanh bảo thủ và cấp tiến người phản đối việc nước Mỹ tham gia vào chiến tranh Thế giới thứ II.

Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông muốn cải thiện quan hệ với ông Putin. Ông muốn kết hợp cùng Putin giải quyết một số vấn đề, nhưng ông bác bỏ ý tưởng của việc lập lại các mối quan hệ.

Trump nên đề nghị những gì với Putin?

“Trump nên ngay lập tức gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin và bắt đầu đàm phán một hiệp định toàn diện để giải quyết tất cả các vấn đề nổi bật,” tác giả Justin Raimondo viết trên trang antiwar.com.

Liên quan tới những vấn đề nổi bật, tác giả chỉ ra như sau: Mỹ cần gỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại nước Nga, rút lính Mỹ khỏi các cuộc tập trận quân sự khiêu khích, gác lại lá chắn tên lửa ở Đông Âu, thành lập một nhóm công tác Mỹ-Nga để giải quyết cuộc xung đột ở Nam Ossetia, Transnistria, Abhazia và Nagorno-Karabakh.

Tác giả tin rằng Ukraine cần trở thành một quốc gia trung lập, nghĩa là Ukraine nên đứng ngoài NATO, vì chế độ Ukraine hiện nay rất bất ổn, tham nhũng tràn lan và kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào Mỹ.

Đối với các cuộc xung đột Syria, Trump đã có cuộc họp với Tulsi Gabbard, một trong những ứng cử viên cho chính quyền mới của Mỹ. Gabbard cho biết sau cuộc họp rằng cô và Donald Trump đã nói về cách thoát khỏi cuộc chiến tranh bất hợp pháp mà Mỹ tiến hành ở Syria để lật đổ chính phủ nước này. Nga và Syria sẽ có cơ hội để hoàn thành những gì họ đang làm bây giờ. Họ sẽ có thể tiêu diệt IS, buộc Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ngừng can thiệp vào tình hình Syria.

NATO sẽ gặp bất lợi

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump từng chỉ trích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một thể chế lỗi thời.

img

Ông cũng nói rằng, Mỹ sẽ không cố gắng bảo vệ các quốc gia tại châu Âu và cả châu Á mà không nhận được sự đền đáp nào. Phát biểu này được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc dưới sự lãnh đạo của ông Trump, Mỹ sẽ rút quân khỏi các nước đồng minh và đối tác trừ khi nhận được sự bồi hoàn xứng đáng.

Ông cũng khẳng định các thành viên NATO như các nước Baltic không thể trông cậy vào những hỗ trợ quân sự từ Mỹ nếu bị Nga tấn công, chừng nào chưa hoàn thành các cam kết của mình.

Theo giới phân tích, khác hẳn với người tiền nhiệm, ông Trump ủng hộ các phong trào dân túy ở châu Âu, không coi trọng các lợi ích mà Mỹ có được từ sự hội nhập với châu Âu cũng như hợp tác xuyên Đại Tây Dương.

Trong giai đoạn ông cầm quyền, mâu thuẫn về thuế với châu Âu có thể sẽ nảy sinh, thay vì tiếp tục đàm phán về Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và nhiều thỏa thuận thương mại mới.

Trái với truyền thống của đảng Cộng hòa, ông Trump đã có thái độ hòa giải hơn với Moscow, công khai thể hiện sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Putin. Ông Trump từng tuyên bố ông tin mình có khả năng xoa dịu căng thẳng với Tổng thống Putin, ca ngợi đây là nhà lãnh đạo mạnh mẽ và ông rất muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với ông Putin.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem