“Chúng ta phải tránh sa vào lôi
trừng phạt máy móc chỉ dẫn tới bế tắc, không lối thoát”, Ngoại trưởng Steinmeier tuyên bố ngày 17.5 đồng thời khẳng định, “thay vì đối đầu ông thích hợp tác” với Nga hơn.
Ngoại trưởng Đức Frank - Walter Steinmeier.
Lời kêu gọi của Ngoại trưởng Steinmeier được đưa ra trong bối cảnh, các chính khách, doanh nghiệp và công chúng Đức nói chung đang đặt ra những nghi ngại lớn hơn bao giờ hết đối với việc gia tăng các áp lực đối với Nga.
Nhiều chuyên gia dự đoán, hiện bất cứ lệnh trừng phạt bổ sung nào đối với Nga cũng sẽ khó lòng nhận được sự ủng hộ của Đức khi đầu tuần này tại Berlin nhiều người đã tổ chức biểu tình với các biểu ngữ, khẩu hiệu ủng hộ Nga như “châu Âu chỉ mạnh khi có Nga”...
Biểu tình kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa phát xít ở Ukraine tại Đức.
Giới doanh nhân Đức cũng không hài lòng với các nỗ lực trừng phạt Nga cứng rắn hơn.
Reuters mới đây tiết lộ bức thư của giới doanh nhân Đức gửi tới chính phủ cảnh báo các lệnh trừng phạt (đối với Nga) sẽ gây ra tác dụng ngược, "gậy ông đập lưng ông" cho nền kinh tế châu Âu.
“Tăng xử phạt trên lĩnh vực kinh tế (đối với Nga) sẽ dẫn đến hệ quả, các doanh nghiệp trong nước (Nga) sẽ nhận được nhiều hợp đồng hơn. Trong khi đó, các dự án (giữa Đức với Nga nói riêng và của châu Âu với Nga nói chung) sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Moscow sẽ quay sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc”, bức thư viết.
Bức thư cũng đề cập đến việc bị mất thị phần tại thị trường Nga của các công ty, doanh nghiệp Đức nói riêng và châu Âu nói chung do các biện pháp trừng phạt về lâu dài sẽ “gây ra tổn thất không thể bù đắp được” đối với vị thế cạnh tranh của Đức. Hiện có 6.000 công ty Đức đang hoạt động ở Nga, cung cấp việc làm cho 300.000 người Đức.
Trong khi đó, cùng ngày Ngoại trưởng Ukraine, Andriy Deshchytsia mạnh mẽ kêu gọi Mỹ, phương Tây tăng thêm các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga.
Phương Đăng (theo RT) (Phương Đăng (theo RT))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.