Dùng cá chết, chế biến thành thực phẩm để bán bị xử lý thế nào?

Lê Chiên (ghi) Chủ nhật, ngày 09/10/2016 06:30 AM (GMT+7)
Đề nghị tòa soạn cho biết việc dùng cá chết không rõ nguyên nhân để chế biến thành thực phẩm để bán bị xử lý thế nào? (Bạn đọc Nguyễn Minh Đức - Hà Nội)
Bình luận 0

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Đại Nam, Hà Nội trả lời:

Theo quy định tại khoản 4, Điều 5, Luật an toàn thực phẩm  (Luật ATTP) thì việc  “Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.” là hành vi bị nghiêm cấm. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm cũng được quy định rất rõ tại Chương II của luật này. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh; phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra. Và một trong những điều kiện an toàn đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật là phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm (Điều 11, Luật ATTP).

img

Con cá chép này phải nặng hơn 10kg, mức độ cá chết ở tầng sâu chết nổi trong đêm rất nhiều, vớt hết lớp này, lớp khác lại nổi lên (ảnh minh họa). Ảnh:Dân Việt

Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Luật ATTP  thì:  Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả. Điểm b, khoản 6, Điều 5, Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 . 11 .2013 quy định: “ Sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm”  thì sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, tiêu hủy tang vật.

Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” theo quy định tại Điều 244, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Điều luật này nêu rõ: “Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem