Cụ thể, giải nhất đã được trao cho dự án sản xuất than không khói của Công ty CP Khoa học công nghệ R2D. Ý tưởng của dự án bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng loại than không khói, không có khí lưu huỳnh, ít tro và bắn tia lửa để giữ an toàn cho sản phụ sau khi sinh.
Thí sinh Lê Thị Hiền - Công ty CP Khoa học công nghệ R2D giới thiệu sản phẩm than không khói. Ảnh: N.V
Tận dụng từ nguồn phế thải trong nông nghiệp như gáo dừa, vụn than củi, than mùn cưa; Công ty R2D đã nghiên cứu quy trình sản xuất và tự động hóa để tạo sản phẩm than không khói, không mùi, không hóa chất, không nổ và được đóng gói tiện lợi cho người dùng.
Đại diện nhóm dự án, chị Lê Thị Hiền cho biết: “Dự án này tận dụng nguồn phế thải nông nghiệp đặc trưng của đất nước nhiệt đới để làm sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, giá trị của gáo dừa cũng tăng thêm 1.500 đồng/kg, lên mức 4.000 đồng/kg giúp người dân thu lợi triệt để; góp phần chăm sóc sức khỏe con người”.
Tiếp cận công nghệ sau thu hoạch, dự án màng bảo quản sinh học Chitosan của bạn trẻ Trần Lê Anh Khoa là sản phẩm của quá trình kết hợp sinh học giữa phế phẩm từ nhà máy thủy sản (vỏ tôm, cua, ghẹ, răng mực…) với trái thanh long. Phần phế thải sau quá trình thu hồi chitosan cũng được tái sử dụng làm phân bón hữu cơ.
Các dự án sản phẩm tỏi đen của Công ty Tôi là V, hay dòng nước giải khát đóng chai thảo mộc không cồn, không gas của Công ty Thực phẩm T&M cũng được đánh giá cao khi nỗ lực tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Lâm Viên- Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, thành viên Ban giám khảo cuộc thi cho biết, bên cạnh tính bản địa nhiều màu sắc, việc ứng dụng khoa học công nghệ được đánh giá rất cao trong cuộc thi năm nay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.