Được bón phân Lâm Thao, cà chua và bí xanh cho năng suất cao

TS.Cao Kỳ Sơn Thứ tư, ngày 18/10/2017 10:45 AM (GMT+7)
Cây cà chua (Lycopersicum esculentum Mill), thuộc họ cà (Solanaceae) có tên tiếng Anh là Tomato. Cà chua là cây thân thảo, mọng nước có nguồn gốc ở Pêru và được thuần hóa ở Mexico. Cây cà chua được chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân đúng cách thì sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Bình luận 0

Muốn tăng năng suất cà chua, không thể thiếu phân bón Lâm Thao

Cà chua sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt độ không khí trong khoảng 18 - 29 độ C, nhưng nếu ban ngày nóng trên 32 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C thì hoa bị rụng, không đậu quả hoặc quả kém. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cà chua là 21 - 24 độ C, nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn ban ngày 4 - 5 độ C thì cây cho nhiều hoa.

Cà chua có 2 dạng, sinh trưởng vô hạn và sinh trưởng hữu hạn. Phần lớn hiện nay trong sản xuất trên đồng ruộng sử dụng dạng cà chua sinh trưởng hữu hạn. Dạng cà chua sinh trưởng vô hạn được sử dụng trong các vườn nhà hoặc trong nhà xanh (plastic).

img

Cây cà chua được bón phân Lâm Thao cho năng suất, chất lượng tốt. Ảnh: I.T

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa trung tính pH = 6 - 7, chủ động tưới và tiêu nước. Hàm lượng dinh dưỡng tính theo chất khô trong lá non vừa trưởng thành ở giai đoạn sinh trưởng đã thu được một nửa số quả là 2,7% N; 0,5% P; 2,9% K; 0,4% Mg; 1,2% Ca; 0,3% S; 119 ppm Fe; 76ppm Mn; 24ppm Zn; 7ppm Cu; 25ppm B; 0,16ppm Mo.

Cây cà chua cần lượng kali gấp 5 - 6 lần và lượng đạm gấp 3,5 - 4 lần so với lân. Để tạo nên một tấn quả, cà chua lấy đi từ đất 4,48kg N; 1,19kg P2O5; 7,33kg K2O; 0,24kg MgO; 2,02 kg CaO.

Thời vụ và kỹ thuật trồng

Ở vùng đồng bằng sông Hồng thời vụ chính là vụ đông xuân; ở vùng cao như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thể trồng cà chua quanh năm.

Tại Chương trình biểu dương “Thương hiệu phát triển bền vững - Sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao Việt Nam 2017” vừa tổ chức tại Hà Nội, sản phẩm phân bón NPK-S Lâm Thao của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự đạt Top 10 Sản phẩm chất lượng cao Việt Nam; đồng thời, thương hiệu Lâm Thao “ba nhành lá cọ xanh” đạt Top 20 Thương hiệu phát triển bền vững.

Có 3 vụ chính: Vụ sớm gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng tháng 8 và tháng 9, thu hoạch cuối tháng 10 và tháng 12; vụ chính gieo từ tháng 9 và đến cuối tháng 10, trồng từ tháng 11, thu hoạch tháng 2, tháng 3 năm sau; vụ muộn gieo tháng 11, trồng tháng 12, thu hoạch tháng 3 - 4 năm sau.

Làm đất, lên luống rộng 0,9 - 1,0m, cao 20 - 30cm (vụ sớm hoặc vụ xuân hè phải lên luống 25 - 40cm). Đối với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Trồng 2 hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 50 - 60cm, cây cách cây 30 - 40cm, tương ứng mật độ 30.000 - 39.000 cây/ha.

Đối với cà chua sinh trưởng vô hạn: Trồng 2 hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 60 - 70cm, cây cách cây 40 - 50cm, tương ứng mật độ 24.000 - 25.000 cây/ha. Tạo hốc, bón phân vào hốc, trộn đều với đất, lấp lớp đất mỏng rồi trồng cây, sau đó tưới đẫm nước và tưới nước hàng ngày cho đến khi cây bén rễ hồi xanh.

img

Ông Văn Khắc Minh - Phó TGĐ Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nhận Top 10 Sản phẩm chất lượng cao Việt Nam cho sản phẩm phân bón NPK-S Lâm Thao.

Sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S

Bón phân cho cà chua theo các giai đoạn sau: Bón lót trước khi trồng; bón thúc lần 1 sau trồng 20 - 25 ngày; bón thúc lần 2 khi cây ra hoa rộ, hình thành quả.

Lượng phân bón tính trên 1ha như sau:

- Bón lót: phân chuồng 14 -20 tấn/ha; NPK-S*M1 5.10.3-8 : 500 - 610kg/ha.

- Bón thúc 1: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 610 - 690kg/ha.

- Bón thúc 2: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 500 - 610kg/ha.

Lượng phân bón tính trên 1 sào Bắc Bộ (360m2) như sau:

- Bón lót: Phân chuồng 0,5 - 0,7 tấn; NPK-S*M1 5.10.3-8 : 18 - 22kg.

- Bón thúc 1: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 22 - 25kg.

- Bón thúc 2: NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5: 18 - 22kg.

Đối với cà chua thu hoạch nhiều lứa quả hoặc dạng cà chua sinh trưởng vô hạn thì có thể thêm một lần bón thúc 3 sau thu quả đợt 1. Lượng bón tương tự như lần bón thúc 2.

Chăm sóc bí xanh

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng (Benincasa Hispida Cogn) thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có tên tiếng Anh là Waxgourd. Bí xanh là cây thân bò, leo có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc, Ấn Độ.

Hạt bí xanh có thể nảy mầm ở nhiệt độ 10 - 15 độ C, nhưng thích hợp nhất là 25 độ C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm) cây bí xanh yêu cầu nhiệt độ từ 20 - 22 độ C. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bí xanh sinh trưởng và phát triển tốt là 25 - 27 độ C. Bí xanh có các chủng loại như bí trạch, bí bầu, bí lông.

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

Có thể trồng bí xanh trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa, thịt nhẹ, pH = 6,5 - 8,0. Cây bí xanh yêu cầu độ ẩm đất ở thời kỳ từ cây con đến ra hoa là 65 - 70%, ở thời kỳ ra hoa kết quả là 70 - 80%. Bí xanh chịu úng kém, khi gặp độ ẩm lớn do mưa nhiều hoặc do tưới không hợp lý thì sẽ bị vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng xấu đến năng suất.

Thời vụ và kỹ thuật trồng

Có 3 thời vụ: Xuân hè, hè thu và vụ đông sớm. Vụ xuân hè gieo hạt từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Xử lý hạt bằng nước nóng 40 - 45 độ C trong thời gian khoảng từ 2 - 3 giờ đến 10 - 12 giờ; khi hạt nứt nanh thì đêm gieo vào bầu ươm. Khi cây có 1 - 2 lá thật thì đem trồng vào hốc ngoài đồng ruộng.

Vụ hè thu gieo trồng từ tháng 4, tháng 5 hoặc sau khi gặt lúa xuân. Vụ đông sớm gieo hạt vào bầu, trồng bầu ra ruộng ngay sau khi gặt lúa mùa vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Làm đất, lên luống cao 20cm (nếu trồng vụ hè thu hoặc xuân hè muộn có mưa rào nhiều thì lên luống cao 25 - 35cm, rãnh luống rộng 30cm), mặt luống rộng 1,2 - 1,3m (nếu làm giàn). Trồng 2 hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 60cm, hốc cách hốc 40 - 50cm. Các hốc phân bố trên luống theo kiểu nanh sấu. Mỗi hốc trồng 1 cây, tương ứng với mật độ 20.000 - 25.000 cây/ha.

Nếu không làm giàn, để cây bò trên mặt luống thì lên luống rộng 3,5m; trồng 2 hàng giữa luống, cách mép luống 15 - 20cm, hàng cách hàng 2,5 - 3,0m, hốc cách hốc 40 - 50cm. Để cho bí xanh bò trên mặt luống và để đỡ quả thì cần có rơm, rạ phủ trên mặt luống. Đào hốc, bón phân lót, trộn đều với đất, phủ lớp đất mỏng lên trên rồi trồng, tưới nước duy trì đủ độ ẩm cho cây con.

Khi thân cây bí bò ra dài 50cm thì lấp đất lên các vị trí các đốt, cứ cách 1 - 2 đốt lại lấp đất lên 1 đốt để cây ra nhiều rễ bất định, hướng cho ngọn bí bò từ hốc này sang hốc kia. Sau đó mới nương dây cho bí bò lên giàn, buộc thân cây bí vào giàn bằng lạt mềm hoặc bằng rơm rạ, buộc ở vị trí dưới nách lá.

Sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S cho cây bí xanh:

Bón phân cho bí xanh vào các thời kỳ sau: Bón lót - trước khi trồng; bón thúc lần 1 khi cây con có 5 - 7 lá thật; bón thúc lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa, sau khi cây ra tua, buộc cây vào dàn; bón thúc lần 3 khi cây hình thành quả.

Lượng phân bón tính trên 1ha như sau:

- Bón lót: 20 - 25 tấn phân chuồng hoai ; 420 - 500kg phân NPK-S: 5.10.3-8

- Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 280 - 310kg phân NPK-S: 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10.5.

Lượng phân bón tính trên 1 sào Bắc bộ (360m2) như sau:

- Bón lót: 720 - 900kg phân chuồng hoai ; 15 - 18kg phân NPK-S: 5.10.3-8.

- Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 10 - 11kg phân NPK-S: 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10.5.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem