- Vì chưa có phiên tòa giám đốc thẩm nên không thể khẳng định được. Tuy nhiên, tôi tin rằng khả năng oan sai rất cao.
Điều tra viên, kiểm sát viên có nhiều động cơ lắm!
Ông vừa nói, nền tư pháp của ta đang có vấn đề. Cụ thể, đó là những vấn đề gì vậy?
- Cần
nhớ, nếu anh muốn kết tội một người, phải có quá trình khởi tố, có quá
trình điều tra. Cơ quan công an điều tra, thu thập chứng cứ. Viện kiểm
sát phải kiểm sát việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ ấy có căn cứ
hay không rồi mới kết luận điều tra, đưa ra truy tố. Đến phiên tòa sơ
thẩm, phúc thẩm phải xem lại tất cả chứng cứ ấy có căn cứ hay không mới
kết tội được.
Nhưng
thực tế, trong công tác đấu tranh chống tội phạm của mình, điều tra
viên, kiểm sát viên có làm đến nơi đến chốn? Trong trường hợp cụ thể mà
chúng ta đang bàn, tôi đặt dấu hỏi ở khâu này.
Ông nghi ngờ sự thiếu trong sạch của điều tra viên, kiểm sát viên?
- Thực tế
thì anh điều tra viên, kiểm sát viên cũng có nhiều động cơ, mục đích
khi điều tra một vụ án nào đó lắm! Có thể vì phải hoàn thành nhiệm vụ
được giao là anh phải phá được vụ án này, nhưng vì bế tắc, đến hạn rồi
mà chưa phá được án thì anh điều tra viên đành phải tìm mọi cách mà có
được chứng cứ thôi. Nó cũng giống như căn bệnh thành tích trong giáo dục
ấy. Còn anh kiểm sát viên, có khi vì không làm đến nơi đến chốn, có khi
cũng vì mục đích gì đó mà anh vội vàng tin ngay những chứng cứ mà điều
tra viên đưa lên. Thế là chết rồi! Vậy nên, những vụ việc oan sai xảy ra
cũng là dễ hiểu.
Trong những vụ việc xét xử oan sai, liệu có thể quy trách nhiệm được cho ai, thưa ông?
- Trước
hết phải là điều tra viên. Đồng thời là kiểm sát viên cũng phải chịu
trách nhiệm hàng đầu. Còn với thẩm phán cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng có
một phần trách nhiệm nhưng nhẹ hơn.
Được vạ thì má đã sưng!
Theo ông thì vì sao những điều tra viên, kiểm sát viên có động cơ không trong sáng nhưng vẫn tồn tại trong ngành tư pháp?
- Là bởi cơ chế cả thôi.
Ông có thể nói rõ hơn?
- Hồi năm
1991, tôi viết đề tài "Vấn đề quyền con người trong công tác xét xử sơ
thẩm án hình sự", sau đổi thành "Nâng cao chất lượng của công tác xét xử
sơ thẩm án hình sự: Khắc phục tình trạng vi phạm quyền công dân". Tôi
đã đưa ra ý tưởng rằng cần phải đưa tất cả những tinh tú là cán bộ giỏi
quay về sơ thẩm để xử đúng ngay khâu đầu tiên, chứ không thể đợi đến khi
xử phúc thẩm, giám đốc thẩm mới được minh oan. Bởi khi đó, được vạ thì
má đã sưng rồi. Những con người đó nghiệp vụ phải tinh thông, phẩm chất
đạo đức cao, phải biết vì con người, tận tụy với công việc. Nhưng không
ai nghe.
Nói như ông thì những người điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm hiện nay chưa vì con người?
- Nói thế
không hẳn vì vẫn có những người tận tâm, tận tụy lắm. Chỉ có một bộ
phận "vì mình quên nhân dân" thôi. Đó là những kẻ vô cảm. Vả lại, nó
cũng liên quan đến nhiều khâu, cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm
phán cấp sơ thẩm cũng phải giữ cái tâm trong sạch, vì dân thì mới mong
giảm được oan sai trong xét xử.
Theo ông thì số lượng người "vì mình quên nhân dân" có nhiều không?
- Nhiều chứ. Chẳng riêng gì trong ngành tư pháp mà trong cả xã hội đấy.
Kêu gọi lòng "chính nhân quân tử"
Ông đã bao giờ xét xử vụ án nào oan sai chưa?
- Có chứ.
Cũng không ít đâu. Có vụ tòa án địa phương xử một người hình phạt tử
hình. Khi phúc thẩm, tôi đọc hồ sơ và nghi ngờ rằng người đó bị tâm
thần. Tôi yêu cầu đưa đi giám định thì đúng thế thật. Người đó buộc phải
đưa đi chữa bệnh.
Đây không phải là vụ đầu tiên có dấu hiệu oan sai như thế. Chẳng lẽ không có cách nào để giảm oan sai trong xét xử hay sao?
- Có chứ.
Muốn vậy phải kêu gọi, giáo dục để những người làm công tác tư pháp
nâng cao tính "chính nhân quân tử", biết vì nhân dân mà phục vụ, để khâu
đầu vào thật sự sạch. Đồng thời, cơ chế cũng phải chặt chẽ. Đội ngũ
thanh tra việc điều tra phải độc lập chứ không thể để trực thuộc Bộ Công
an như hiện nay thì cũng sẽ làm giảm được oan sai.
Ở những
nền tư pháp văn minh, người ta có riêng loại giấy đặc chủng dành cho
điều tra viên, được đánh số thứ tự cho đến khi nào kết thúc điều tra. Anh
hạ bút xuống thì không thể lấy ra lấy vào được. Làm như thế mới phản
ánh được sự thực khách quan. Nhưng ta chưa làm được vì còn lạc hậu.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngày 15.8.2003, tại thôn Me, xã Nghĩa
Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án giết người, nạn nhân
là chị Nguyễn Thị Hoan.
Ngày 28.9.2003, căn cứ tài liệu điều
tra ban đầu, cơ quan điều tra ra lệnh tạm giữ đối với ông Nguyễn Thanh
Chấn.
Ngày 26.3.2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm tuyên bị
cáo Phạm Thanh Chấn về tội giết người với mức án tù chung thân.
Ngày 26
và 27.7.2004, TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án
sơ thẩm.
Ngày 25.10.2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan.
Ngày 4.11.2013, Viện Kiểm sát Nhân dân
Tối cao ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn
Thanh Chấn (52 tuổi, quê quán thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang) sau 10 năm thụ án.
Ngày 6.11.2013, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử tái thẩm vụ án này, tuyên hủy bản án, điều tra lại.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.