Flappy Bird và những phát minh nổi tiếng khiến “cha đẻ” hối hận

Văn Biên (tổng hợp) Thứ tư, ngày 12/02/2014 14:58 PM (GMT+7)
Nguyễn Hà Đông đã gỡ bỏ Flappy Bird khỏi các kho ứng dụng game vì sự thành công của nó hủy hoại cuộc sống yên bình của anh. Đông không phải là trường hợp đầu tiên cảm thấy hối tiếc về phát minh của mình.
Bình luận 0
1. Flappy Bird và giấc ngủ không ngon

Đầu tuần qua (10.2), Nguyễn Hà Đông, người thiết kế trò chơi trên điện thoại di động Flappy Bird nổi tiếng, đã gỡ bỏ trò chơi này khỏi các kho ứng dụng, trong khi trò chơi đã đạt lượng tải về hơn 50 triệu lần và đem lại cho tác giả doanh thu quảng cáo 50.000 USD/ngày. Nhưng theo chia sẻ của Nguyễn Hà Đông, chính trò chơi Flappy Bird đã "hủy hoại cuộc sống yên bình vốn có" của anh.

Flappy Bird.
Flappy Bird.

Trong một đoạn viết trên tài khoản Twitter, Nguyễn Hà Đông nói rằng anh không thể chịu được nữa với những hệ lụy gây ra bởi chính trò chơi nổi tiếng của mình. Mới đây nhất, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes tại Hà Nội, anh thậm chí còn tiết lộ từ khi trò chơi này thành công và gây “nghiện” cho người chơi đã làm anh nhiều đêm không ngủ được vì có một cảm giác “tội lỗi”.

Việc hối hận khi làm ra Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông tất nhiên sẽ không hoàn toàn giống với người đã tạo ra một khẩu súng trường. Nhưng đây chính là điểm mốc đánh dấu quan trọng trong chặng đường dài của một nhà phát minh chân chính, người không muốn "đứa con tinh thần" của mình trở thành “một con quái vật”.

2. Giống chó lai labradoodle và những con chó dị tật


Giống chó Labradoodle không phải là con quái vật, rất đáng yêu và sạch sẽ, được Wally Conron lai tạo từ những năm 1980. Ban đầu những chú chó này được nhân bản ra để huấn luyện dẫn đường cho những người khiếm thị. Về sau nó đã được lại tạo và bán trên thị trường.

Giống chó Labradoodle
Giống chó Labradoodle

Tuy nhiên, kể từ khi khai sinh những chú chó Labradoodle, Wally Conron đã rất ân hận. Hàng loạt những vấn đề khiếm khuyết của giống chó này như teo võng mạc, loại xương hông, mắc bệnh Addison, hoặc hypoadrenocorticism chó do quá trình lai tạo. “Tôi đã gây ra rất nhiều vấn đề. Có rất nhiều chú chó lai không có sức khỏe tốt, dị tật và bị bỏ rơi”, Wally Coron nói.

3. Cha đẻ AK-47 và tâm thư trước khi chết

Súng trường tấn công nổi tiếng AK-47 do nhà phát minh Mikhail Kalashnikov (người Nga) chế tạo ra. Vào cuối tháng 12 năm ngoái, Mikhail Kalashnikov đã ra đi vì mắc bệnh trọng. Sáu tháng trước khi mất, ông đã tự tay viết một lá thư cho Giáo phụ Chính thống giáo Nga.

Mikhail Kalashnikov và AK-47
Mikhail Kalashnikov và AK-47

Trong thư ông đã bày tỏ sự day dứt vì chính phát minh ra súng trường tấn công. Lá thứ có đoạn viết: “Tôi đã bị giày vò nỗi đau tinh thần đến mức không thể chịu nổi và luôn đau đớn khi phải tự chất vấn: Nếu súng trường của tôi đoạt mạng người thì liệu điều đó có nghĩa là tôi, Mikhail Kalashnikov, 93 tuổi, con trai của một nông dân theo đức tin Kitô giáo và Chính thống giáo, phải chịu trách nhiệm về cái chết của những con người ấy hay không?

4. Thẻ điện tử và sự kiểm soát đến khó chịu

Thẻ điện tử thành trừng phạt
Thẻ điện tử thành trừng phạt

Thẻ điện tử đã được hình thành vào những năm 1960 như một cách để theo dõi khuôn mặt cựu tù nhân tại trường học và nơi làm việc cũng như khen thưởng cho những ai có hành vi tốt.

Nhưng sau đó, hai nhà phát minh ra thẻ điện tử là Bob Gable và anh trai Kirkland, đã phải thừa nhận rằng thẻ đã trở thành một hình thức kiểm soát và trừng phạt. “Đó chẳng phải là điều dễ chịu gì. Tôi đã phát minh ra thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình”, các nhà phát minh chia sẻ.

5. Bình xịt hơi cay tấn công cả những người vô tội

Bình xịt hơi cay bị lạm dụng
Bình xịt hơi cay bị lạm dụng

Sau khi cảnh sát sử dụng bình xịt hơi cay với người biểu tình hòa bình tại khuôn viên Đại học California năm 2011, một trong những nhà khoa học đã phát triển bình xịt hơi cay trong những năm 1980 đã lên án chính việc sử dụng "đứa con tinh thần" của mình.

“Tôi chưa bao giờ thấy việc sử dụng không phù hợp loại thiết bị này đến mức như vậy bao giờ cả", Kamran Loghman phát biểu trên tờ New York Times.

6. Các buồng văn phòng như những "chuồng" giam lỏng


Các ô buồng trong văn phòng
Các ô buồng trong văn phòng

Trong những năm cuối thập niên 60, một hình thức mới của văn phòng đã ra đời. Thay bằng việc thiết kế văn phòng để tăng năng suất lao động bằng cách cung cấp không gian làm việc rộng hơn, nhiều công ty lại không gian làm việc thành các ô nhỏ riêng tư. Các công ty đã nhồi nhét nhân viên vào những không gian chặt hẹp và riêng rẽ khiến họ làm việc như “vô hồn”. Nhà phát minh ra thiết kế này, Bob Propst đã thực sự hối tiếc và gọi sản phẩm của mình là một sự “điên rồ”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem