Gắn trách nhiệm của chủ tịch xã với tín dụng chính sách

Thứ sáu, ngày 09/05/2014 09:31 AM (GMT+7)
Ngày 6.5, UBND tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hoá đã sơ kết 1 năm thực hiện thí điểm Công văn số 990/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ...
Bình luận 0
... về việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện.

Ông Lê Hữu Quyền - Giám đốc NHCSXH tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc bổ sung Chủ tịch UBND xã làm thành viên Ban đại diện NHCSXH cấp huyện đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH; nâng cao vai trò của chính quyền đối với nguồn vốn tín dụng chính sách; những tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động yếu kém đã được củng cố, các chủ trương chính sách mới được triển khai kịp thời đến Ban giảm nghèo, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, trưởng thôn và nhân dân trên địa bàn. Kế hoạch tín dụng điều hành linh hoạt, kịp thời, hoạt động cho vay, gửi tiết kiệm đạt kết quả cao.

Theo ông Trần Ân Sinh - Phó Chủ tịch Hội nông dân (ND) tỉnh Thanh Hóa, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh: “Hiệu quả của mô hình thí điểm này có thể thấy rõ nhất trong công tác điều tra xây dựng kế hoạch tăng trưởng vốn, kịp thời phân bổ vốn đến cấp thôn; chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm vay vốn được nâng lên rõ rệt…”.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Hải - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH chỉ đạo: Để hoạt động hiệu quả, phải thường xuyên kiện toàn Ban đại diện HĐQT khi có sự thay đổi về thành viên; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của các chủ tịch UBND cấp xã...

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - ông Nguyễn Viết Mạnh nhấn mạnh, kết quả thực hiện thí điểm Công văn 990 ở Thanh Hóa sẽ là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ trước khi triển khai rộng rãi mô hình này.

Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) TP.Cần Thơ vừa sơ kết 2 năm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh”. Theo báo cáo, trong 2 năm 2012 - 2013, tổng dư nợ của các chương trình tín dụng chi nhánh là 1.162,604 tỷ đồng. Nợ quá hạn đến cuối năm 2013 là 23,080 tỷ đồng, chiếm 1,43% tổng dư nợ và lãi tồn đọng là 32,317 tỷ đồng, tăng 83,85% so với năm 2011.

Nguyên nhân dẫn đến lãi tồn đọng tăng là do hộ vay sản xuất kinh doanh nhỏ thua lỗ bỏ đi khỏi địa phương, một số đi làm ăn xa, một số bị chiếm dụng chưa xử lý được; một số hộ có sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm hoặc việc làm chưa ổn định nên chưa có khả năng trả lãi.

Trước thực tế đó, Ngân hàng CSXH Cần Thơ kiến nghị với Ngân hàng CSXH Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ có cơ chế gia hạn thêm 1 chu kỳ đối với hộ vay chương trình HSSV sau khi ra trường chưa tìm được việc làm nhưng gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ; tăng nguồn vốn phân bổ năm 2014 cho chi nhánh, nhất là chương trình cho vay với hộ nghèo.
Trần Trang - Tuấn Ngọc - Hồng Cẩm (Trần Trang - Tuấn Ngọc - Hồng Cẩm)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem