Giá cà phê hai sàn tiếp tục xu hướng tụt dốc, cà phê trong nước giảm bao nhiêu?

Nguyễn Phương Thứ tư, ngày 12/07/2023 10:56 AM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 12/7: Giá cà phê trong nước hôm nay 12/7/2023 chốt ở mức 65.600 – 66.000 đồng/kg. Giá Arabica và Robusta tiếp tục lao dốc trên hai sàn giao dịch thế giới sáng nay.
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 12/7: Tiếp nối xu hướng giảm

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 6 USD, xuống 2.570 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm thêm 14 USD, còn 2.422 USD/ tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 2,30 cent, xuống 157,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm thêm 2,30 cent, còn 157,00 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hai sàn tiếp nối xu hướng giảm, cà phê trong nước mất thêm 100 đồng/kg - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 12/07/2023 lúc 10:24:02 (delay 10 phút)

Giá cà phê hai sàn tiếp nối xu hướng giảm, cà phê trong nước mất thêm 100 đồng/kg - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 12/07/2023 lúc 10:24:02 (delay 10 phút)

Giá cà phê hai sàn tiếp nối xu hướng giảm, cà phê trong nước mất thêm 100 đồng/kg - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 100 đồng, xuống dao động trong khung 65.600 - 66.000 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm nhẹ tiếp 100 đồng sau khi giảm khá mạnh ngày hôm qua, xuống dao động trong khung 65.600 - 66.000 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá cà phê thấp nhất là 65.600 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với giá 65.700 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua cà phê là 65.900 đồng/kg. Tỉnh Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch cà phê là 66.000 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được ghi nhận hôm nay.

Giá cà phê kỳ hạn trên cả hai sàn tiếp tục sụt giảm là do áp lực bán hàng vụ mới từ nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới-Brazil.

Tổng cục Hải quan Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 6 đạt 140.607 tấn (tương đương 2.343.450 bao, bao 60 kg), giảm 6,05% so với tháng trước và giảm 2,23% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2022/2023 đã đạt tổng cộng 1.412.272 tấn (khoảng 23,54 triệu bao), giảm 0,16% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Trong khi đó, theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), báo cáo tồn kho ICE – London ngày hôm qua 11/7 đã giảm thêm 2.500 tấn, tức giảm 4,40 % so với ngày trước đó, xuống đăng ký ở mức 54.360 tấn (tương đương 906.000 bao), mức tồn kho thấp nhất kể từ năm 2016, đã góp phần ngăn chặn đà giảm của giá cà phê Robusta kỳ hạn lúc cuối phiên.

Trước đó, trên các sàn giao dịch, giá hai mặt hàng cà phê cùng quay đầu suy yếu. Giá Arabica giảm khi nguồn cung tiếp tục đón nhận thông tin tích cực. Sản lượng cà phê Arabica đã rửa sạch trong tháng 6 của Colombia tăng nhẹ 1% so với sản lượng cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 18,6% so với sản lượng tháng 5. Cùng với đó, giá Robusta cũng giảm gần 2% khi tiến độ thu hoạch cà phê tích cực tại Brazil giúp nông dân nước này mạnh dạn hơn trong việc đẩy mạnh bán hàng.

Bên cạnh thông tin sản lượng cà phê gia tăng tại Brazil, thị trường tiếp tục thông tin tích cực về nguồn cung cà phê tại Brazil. Cụ thể, xuất khẩu cà phê trung bình hàng ngày trong tuần đầu tiên của tháng 7 đạt 7,28 nghìn tấn, tăng 4% so với mức 6,99 nghìn tấn trong cùng kỳ năm 2022, dữ liệu từ Ban Thư ký Ngoại thương Brazil (SECEX) mà MXV công bố. Như vậy, hoạt động xuất khẩu cà phê đang được đẩy mạnh tại Brazil khi tiến độ thu hoạch cà phê ở khu vực trồng cà phê chính đang diễn ra tích cực.

Cùng với đó, thống kê hoạt động xuất khẩu cà phê trong tháng 7 tại Brazil của Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê (CECAFE) cũng cho thấy chiều hướng tích cực hơn so với giai đoạn trước. Trong 10 ngày đầu tháng 7, quốc gia Nam Mỹ này đã vận chuyển được 330.814 bao cà phê Arabica loại 60kg, tăng 28% so với mức 259.363 bao trong cùng kỳ tháng trước.

Hoạt động thu hoạch cà phê đang diễn ra tích cực cùng với triển vọng nguồn cung cà phê mở rộng trong niên vụ 2023/24, xuất khẩu cà phê Arabica của Brazil nói riêng và nguồn cung cà phê nói chung có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Theo báo cáo mới đây của USDA, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 4,3 triệu bao (60 kg/bao), tương ứng 2,5% so với niên vụ trước lên 174,3 triệu bao. Trong đó, sản lượng cao hơn ở Brazil và Việt Nam dự kiến sẽ bù đắp cho sự sụt giảm tại Indonesia. Với nguồn cung bổ sung, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 5,8 triệu bao lên mức kỷ lục 122,2 triệu bao, chủ yếu do các lô hàng xuất khẩu tăng mạnh từ Brazil.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu cũng dự báo ở mức kỷ lục 170,2 triệu bao trong niên vụ 2023-2024, tăng gần 2 triệu bao so với niên vụ trước; do đó tồn kho cuối kỳ dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp với 31,8 triệu bao. 

Với Việt Nam, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023-2024 được USDA dự báo tăng 1,6 triệu bao (5%) lên 31,3 triệu bao do thời tiết thuận lợi. Diện tích sản xuất dự kiến không thay đổi với gần 95% tổng sản lượng vẫn là cà phê Robusta.

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam được USDA dự kiến giảm 1,5 triệu bao xuống 24,5 triệu bao dựa trên lượng tồn kho đầu vụ ở mức thấp và các quy định nhập khẩu chặt chẽ hơn của Liên minh Châu Âu. USDA dự báo tồn kho cuối vụ 2023-2024 của Việt Nam sẽ tăng 1 triệu bao so với vụ trước lên mức 2,7 triệu bao.

Bên cạnh các dự báo cho niên vụ 2023-2024, USDA cũng điều chỉnh các số liệu về sản xuất và thương mại cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023. Theo đó, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2022-2023 được điều chỉnh giảm 2,7 triệu bao so với ước tính được đưa ra vào tháng 12/2022 xuống còn 170 triệu bao.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng mạnh

Điểm sáng trong xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam từ đầu năm tới nay là thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 29,62% trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 33,16% trong 4 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể: Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, 4 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt xấp xỉ 108,5 nghìn tấn, trị giá 443,18 triệu USD, giảm 30,5% về lượng và giảm 29,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu chủng loại 4 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản giảm nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê. Trong đó, nhập khẩu cà phê, trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffein (HS 090111) giảm 30,5% về lượng và giảm 29,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 105,62 nghìn tấn, trị giá 400,36 triệu USD. Tỷ trọng nhập khẩu chủng loại cà phê này chiếm tới 97,35% tổng lượng và chiếm 97,45% tổng trị giá trong 4 tháng đầu năm nay.

Cơ cấu nguồn cung 4 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê từ tất cả các nguồn cung lớn. Trong đó: Nhật Bản nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt xấp xỉ 36 nghìn tấn, trị giá 78,23 triệu USD, giảm 22,1% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vậy, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 29,62% trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 33,16% trong 4 tháng đầu năm 2023. Tương tự, Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê từ Brazil trong 4 tháng đầu năm 2023, giảm 22,3% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 32,75 nghìn tấn, trị giá trên 129 triệu USD. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 27,02% trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 30,19% trong 4 tháng đầu năm 2023.

Giá cà phê hai sàn tiếp nối xu hướng giảm, cà phê trong nước mất thêm 100 đồng/kg - Ảnh 4.

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem