Giá cà phê ngày 30/9: Cà phê Arabica tiếp tục giảm sâu, Robusta điều chỉnh nhẹ

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 30/09/2023 12:44 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 30/9: Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới hôm nay giảm. Trong nước giá cà phê vừa tăng lại giảm trở lại 100 đồng/kg. Mức giao dịch thấp nhất trong các địa phương là 65.900 đồng/kg, được ghi nhận tại Lâm Đồng.
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 30/9: Giảm 100 đồng/kg, mức thấp nhất 65.900 đồng/kg

Áp lực bán hàng vụ mới và dự báo thời tiết vùng trồng cà phê chính ở miền nam Brazil có mưa thuận lợi hỗ trợ làm bông vụ mới đè nặng lên các thị trường kỳ hạn.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, cũng là phiên cuối tháng, cuối quý III/2023 và cuối niên vụ cà phê 2022/2023, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao tháng 11 giảm 7 USD, xuống 2.462 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2024 giảm 3 USD, còn 2.372 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York sụt giảm phiên thứ bảy trong chuỗi tám phiên liên tiếp vừa qua. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 1,05 cent, xuống 146,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 giảm thêm 1,15 cent, còn 147,20 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 30/9: Arabica tiếp tục giảm sâu, Robusta điều chỉnh nhẹ - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 30/09/2023 lúc 12:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 30/9: Arabica tiếp tục giảm sâu, Robusta điều chỉnh nhẹ - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 30/09/2023 lúc 12:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 30/9: Arabica tiếp tục giảm sâu, Robusta điều chỉnh nhẹ - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 100 đồng, xuống dao động trong khung 65.900 - 66.700 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 100 đồng, xuống dao động trong khung 65.900 - 66.700 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 65.900 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 66.300 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.500 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.700 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.

Giá cà phê Arabica tại New York đã giảm xuống mức thấp 8 tháng rưỡi do dự báo mưa trong tuần này và tuần tới trên các vùng trồng chính ở miền nam Brazil tiếp tục gây sức ép lên giá cà phê kỳ hạn. Đồng Reais dưới áp lực của dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt chảy vào sau những cải cách thuế của Chính phủ, phiên hôm qua đã giảm thêm 0,25% đưa tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,0267 R$, mức thấp gần 4 tháng đã khuyến khích người Brazil tăng cường bán cà phê xuất khẩu.

Tổng cục Thống kê Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 9 ước khoảng 90 ngàn tấn, đưa xuất khẩu 9 tháng đầu năm lên đạt 1,207 triệu tấn (khoảng  20,12 triệu bao), giảm 11,65% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, Việt Nam có thể thu về 4,2 tỷ USD từ việc xuất khẩu 1,7 triệu tấn cà phê. Như vậy, xuất khẩu cà phê đang đứng trước cơ hội phá kỷ lục chưa từng có từ trước tới nay và đánh dấu năm thứ hai liên tiếp ngành cà phê Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp ngành có thể đặt kỳ vọng vào mục tiêu 6 tỷ USD của năm 2030.

Tuy nhiên, những diễn biến của thị trường thời gian qua đã khiến cho vòng luẩn quẩn “mất mùa được giá, được mùa mất giá” của ngành cà phê không có hồi kết.

Mới đây, đơn vị nghiên cứu BMI của Công ty phân tích tài chính Fitch Solutions cho biết không chỉ Việt Nam và Indonesia mà ngay cả cà phê Robusta của Brazil cũng đã bị ảnh hưởng tiêu cực từ hạn hán.

Điều này càng đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam tính cấp thiết phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm cà phê xuất khẩu bằng cách nâng tỷ trọng cà phê đã qua chế biến, chế biến sâu.

Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu, để gia tăng giá trị sản phẩm cà phê và hướng tới phát triển bền vững. Cụ thể, đến năm 2030, cà phê nhân chỉ còn chiếm 55 - 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, còn lại là cà phê đã qua chế biến.

Để tận dụng tốt những hỗ trợ mang tính chiến lược từ phía Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất và nông dân trồng cà phê cần liên kết thành các chuỗi sản xuất. Điều này giúp đảm bảo sự thông suốt trong nguyên liệu đầu vào và dễ dàng trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật, giúp quá trình chuyển đổi từ sản xuất thô sang các sản phẩm cà phê qua chế biến diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Biện pháp khắc phục hiện tượng sương muối gây hại trên cây cà phê

Để kịp thời khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng đã hướng dẫn người dân biện pháp khắc phục hiện tượng sương muối gây hại trên cây cà phê như sau:

Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nhẹ đến trung bình

Tiến hành cắt bỏ ngay các bộ phận bị cháy (lá, hoa, quả, cành) càng sớm càng tốt, cắt sâu vào một đoạn 5 cm (không cần xử lý vôi), hoặc cưa đốn 1/3 – 1/2 thân (phần cắt không còn thấy mạch dẫn bị hóa nâu là được). Thu gom cành, lá và cỏ dại theo băng hạn chế xói mòn. Tưới nước và bón phân sớm để tạo cành mới và nuôi trái kịp thời.

Giá cà phê ngày 30/9: Arabica tiếp tục giảm sâu, Robusta điều chỉnh nhẹ - Ảnh 4.

Cây cà phê bị sương muối

Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nặng

Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nặng, các cành lá đều khô cháy cần tiến hành cưa đốn phục hồi càng sớm càng tốt. Phương pháp cưa cách gốc từ 20 – 25 cm theo chiều từ trên xuống, nghiêng 1 góc 450, vết cắt phải phẳng mịn, cắt theo hướng Đông Tây, phần vát nghiêng từ hướng Đông sang Tây (bên phía Tây vết cắt cao hơn phía Đông) để ánh nắng buổi chiều không chiếu vào vết cắt làm khô cây. 

Khi cắt cây xong dùng vôi bột hòa nước quét lên vết cắt, rồi thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc. Tưới nước và bón phân kịp thời, đầy đủ, đặc biệt là phân hữu cơ (10 – 20 kg/gốc), phân vi sinh để cây ra chồi vượt mới. Sau đó tiến hành nuôi mỗi gốc từ 3 - 4 chồi to khỏe, phân bố đều quanh thân. Khi chồi cao 20 - 30cm thì tiếp tục tỉa định chồi, giữ lại 1 - 2 chồi tạo thân mới.

Kết hợp trồng xen các loại cây họ đậu, bắp,... trên vườn cưa ghép cải tạo và tái canh; cần trồng bổ sung các loại cây che bóng như bơ, mắc ca, muồng…

Cần chú ý theo dõi phòng trừ một số đối tượng dịch hại như rệp sáp, rệp vảy, bọ xít muỗi, bệnh gỉ sắt,…

Đối với cây cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh nhưng bị hại nặng, khả năng hồi phục kém hoặc không có khả năng phục hồi

Tiến hành phá bỏ và trồng lại ngay trong tháng 5 đến tháng 6 năm 2020 hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác (cây ăn trái, rau màu, cây lương thực) nếu điều kiện canh tác phù hợp.

Trong thời gian tái canh, trồng xen các loại cây đậu đỗ, bắp, khoai môn, hồng vào giữa hàng cà phê để tăng thu nhập. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem