Giá heo (lợn) hôm nay 1.12: Đàn lợn Đồng Nai tăng bất thường lên 2 triệu con, các doanh nghiệp FDI sẽ "bóp chết" nông hộ

Nguyên Vỹ Thứ sáu, ngày 01/12/2017 04:45 AM (GMT+7)
Cập nhật giá lợn (heo) ngày đầu tháng 12 cho thấy, giá lợn vẫn đang rất èo uột, ở ngưỡng 24.000-28.000 đồng/kg. Trong khi đó, hôm qua 30.11, Sở NNPTNT Đồng Nai đã công bố một con số bất ngờ là, tổng đàn lợn tỉnh này sắp chạm ngưỡng 2 triệu con, nghi ngờ có thể do các doanh nghiệp FDI tăng đàn để loại bỏ các hộ chăn nuôi nhỏ ra khỏi "cuộc chơi".
Bình luận 0

Trước đó, 1 tháng, thống kê cho thấy tổng đàn lợn của Đồng Nai còn hơn 1,75 triệu con, giảm 17,4% so với hồi đầu năm.

img

Cho dù giá lợn hôm nay vẫn giảm, những đàn lợn ở Đồng Nai lại bất ngờ tăng lên ngưỡng gần 2 triệu con.

Mới đây, Sở NNPTNT Đồng Nai công bố tổng đàn heo tính đến cuối tháng 10 là 1.978.125 con, trong đó đàn heo nái khoảng 287.021 con. Con số này đã khiến không ít người giật mình.

Theo ông Võ Văn Chánh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, quy hoạch chăn nuôi của tỉnh rõ ràng chưa hiệu quả: “Tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo phải giảm đàn chỉ còn 1,5 triệu con nhưng con số hiện tại đã sắp chạm ngưỡng 2 triệu con. Nếu không quyết liệt và kiểm soát tốt, không khéo lại lâm khủng hoảng”- ông Chánh nói.

Ông Chánh cho biết,  đã chỉ đạo Sở NNPTNT đánh giá và cải tổ lại toàn diện định hướng phát triển chăn nuôi. Thực tế, Đồng Nai chỉ mới có quy hoạch chung cho nông nghiệp. Riêng quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi triển khai từ 9 năm trước (2008) đã không thành công, cần phải sửa đổi.

img

Hiện tại, tỉnh Đồng Nai vẫn đang trực tiếp hỗ trợ vaccine phòng bệnh cúm gà cho hộ chăn nuôi. Ảnh Nguyên Vỹ

Theo đó, quy hoạch mới sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề từ quy hoạch chi tiết, quy mô, cơ cấu cho tới cách thức sản xuất để thuận tiện hơn trong công tác quản lý vừa để khuyến cáo người chăn nuôi.

Riêng về cách thức sản xuất, ông Chánh nêu rõ: “Sở NNPTNT phải tham mưu cho tỉnh không khuyến khích nuôi nhỏ lẻ nữa. Lâu nay, vì thương nông dân nên còn khuyến khích. Nhưng chính sự dễ dãi đó đang hại ngược lại chính nông dân”.

Ông Chánh nêu bằng chứng cụ thể là chính sách hỗ trợ vaccine cúm gà cho nông hộ hiện nay vẫn đang dùng tiền ngân sách của tỉnh. Có năm tỉnh phải trích hơn 65 tỷ đồng để hỗ trợ.

img

Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng không thể cứ mãi ưu ái hình thức chăn nuôi nông hộ. Ảnh Nguyên Vỹ

“Nhưng cuối cùng chính nông hộ mới là người chịu thiệt hại nặng nhất trong cuộc chiến của thị trường vừa qua. Giá thành chăn nuôi cao, an toàn dịch bệnh chưa đồng bộ nên giá bán ra thấp trong khi các công ty có vốn FDI vẫn khỏe re”, ông Chánh nói.

>> Xem thêm: Giá heo (lợn) hôm nay 30.11: Lãi 1.000 đ/kg, công ty FDI không ngừng tăng đàn còn hộ nuôi lỗ nặng 10.000 đ/kg

Quay trở lại con số tổng đàn lợn vừa công bố, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng thị trường thịt cuối năm sẽ không thiếu hụt nhưng con số vừa công bố cũng khiến ông hết sức bất ngờ.

Còn nhớ, trước thời điểm tháng 4 vừa qua khi toàn tỉnh Đồng Nai thực hiện chiến dịch giải cứu, tổng đàn lợn được thống kê hơn 2,2 triệu con.

Tuy cuộc giải cứu thịt lợn đã hỗ trợ tiêu thụ bớt lượng thịt dư thừa nhưng không thể giúp nông dân thu hồi vốn. Ông Đoán nhận định mức giá “èo uột” từ 24.000 – 28.000 đồng/kg lợn hơi khó có thể cải thiện từ đây đến cuối năm.

 “Khâu lò mổ vẫn chưa được giải quyết rốt ráo, thương lái ép giá ngược lại người chăn nuôi. Lợn hơi lại tăng như thế này là nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt. Chúng ta không thể tiến hành một cuộc giải cứu lần nữa”, ông Đoán nói.  

img

Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai thừa nhận không thể tiếp tục thực hiện một cuộc giải cứu thịt lợn lần nữa. Ảnh: Nguyên Vỹ

Chia sẻ khúc mắc này, ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai thừa nhận đúng là thời gian qua đàn lợn không giảm nhiều mà còn tăng lên.

“Nhưng hiện tại thị trường tiêu thụ vẫn ổn định, mỗi ngày toàn tỉnh vẫn xuất bán từ 8.000 – 9.000 con lợn, và quan trọng là không còn lợn quá lứa (hơn 110 kg/con)”, ông Báu nói.

Theo đánh giá của Sở NNPTNT Đồng Nai, sức cạnh tranh của nông hộ đang ngày càng yếu thế, giá bán vẫn dưới giá thành trong khi hình thức liên kết gia công cho các công ty chăn nuôi lớn, công ty FDI vẫn gia tăng.

Các nông hộ nhỏ sẽ bị tiêu diệt?

Là chủ của trại gà lớn nhất nhì huyện Long Thành, ông Lê Văn Quyết cám cảnh vì chưa bao giờ thấy ngành nông nghiệp cứ nơm nớp lo giải cứu như hiện nay. “Hiện các công ty FDI không giảm mà vẫn tăng đàn. Sắp tới, chăn nuôi nông hộ sẽ bị tiêu diệt, các hộ nuôi đang “chết lâm sàng” cũng sẽ kiệt quệ, chỉ còn trang trại lớn mới đủ sức cầm cự”, ông Quyết nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem