Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Dành cả thanh xuân của mình cho chiến tranh, hòa bình trở lại cựu chiến binh Cao Xuân Cận (thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vào Tây Nguyên lập nghiệp. Với truyền thống cần cù, chịu khó của "người lính cụ Hồ", một mình ông Cận đã khai hoang, lập đồn điền trên mảnh đất sỏi đá.
Nghĩ là làm, với đức tính siêng năng, cần cù ông Cận đã biến vùng đất sỏi đá thành vườn cà phê xanh tốt. Vườn cà phê của ông cũng là một trong những vườn cà phê được trồng đầu tiên tại xã Ia Tô. Sau gần 20 năm bám trụ, giờ đây người cựu chiến binh đã sở hữu cho mình một trang trại rộng hơn 3,5 ha.
Trò chuyện cùng PV, ông Cận kể lại: "Năm 2000, tôi đặt chân lên mảnh đất Gia Lai. Lúc ấy, không đường, đất đai lại cằn cỗi nên nhiều người xa quê lập nghiệp như tôi đã chán nản bỏ về quê. Nhưng vì quê nhà ít ruộng vườn, đất đai nên tôi đã quyết định bám trụ và gây dựng cơ nghiệp tại đây...".
Hơn 20 năm làm nông dân ông Cận biết mỗi cây trồng đều có những thời hoàng kim và cảnh mất mùa, mất giá. Vì vậy, khi cà phê bắt đầu vào kinh doanh ông đã mạnh dạn trồng xen canh thêm nhiều giống cây trồng khác như: Sầu riêng, chôm chôm… để tạo nên nhiều nguồn thu...
Theo đó, trên cùng diện tích 3,5 ha, ông Cận đã trồng 3.000 cây cà phê, 700 cây hồ tiêu, 200 cây sầu riêng ghép và hơn 100 cây chôm chôm. Tuy tuổi đã lớn nhưng ông Cận vẫn như con ong chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật để gia tăng năng suất.
"Khi bắt đầu lập nghiệp, tôi gặp rất nhiều khó khăn về đồng vốn, kinh nghiệm chăm sóc các loại cây trồng... Khi cây bắt sinh trưởng, bước vào kinh doanh thì dịch bệnh, vấn đề đầu ra. Ngày ấy, tôi đã có ý nghĩ sẽ bỏ về quê hương.
Nhưng may mắn tôi được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình luôn bên cạnh khiến cho tôi như được tiếp thêm động lực vượt qua khó khăn. Một thời gian sau tôi bắt đầu tìm hiểu xây dựng trang trại đa canh", ông Cận chia sẻ thêm.
Với việc phát triển theo hướng trang trại đa canh, ông Cận có nguồn thu quanh năm. Vào những năm đầu, ông Cận thu về hàng trăm triệu đồng từ hồ tiêu.
Khi hồ tiêu rơi vào thời kỳ khủng hoảng mất giá thì ông quay qua thu hoạch cà phê, sầu riêng, chôm chôm. Nhờ xen canh nhiều loại cây trồng, ông Cận không những không bị khủng hoảng kinh tế bởi hồ tiêu mang lại mà còn gia tăng thu nhập nhờ các loại cây ăn quả.
Vụ mùa vừa qua, ông Cận đã thu được gần 150 triệu đồng từ 3.000 cây cà phê, hơn 100 triệu đồng từ các loại cây ăn quả và 100 triệu đồng từ 700 trụ hồ tiêu còn tươi tốt.
Mô hình xen canh của ông Cận cũng đã tạo điều kiện cho những lao động không có việc làm tại địa phương, nhất là trong mùa dịch bệnh Covid-19. Theo đó, mỗi tháng gia đình ông đã thuê từ 2- 3 lao động mùa vụ để chăm sóc cây trồng. Vào mỗi vụ thu hoạch cà phê, ông đều thuê gần chục công nhân ở trong nhà để thu hái.
" Có thể nói việc phát triển mô hình xen canh sẽ giảm được thảm cảnh "mất mùa, mất giá" của các loại cây trồng. Đồng thời, mỗi cây thu hoạch vào từng tháng, từng mùa khác nhau sẽ giúp gia đình cân bằng được nguồn tài chính để tái đầu tư cho các cây khác. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng trang trại và phát triển thêm đàn vật nuôi, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật", ông Cận chia sẻ.
Ông Lục Chiến Vọng - Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn 6, xã Ia Tô (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cho biết: "Mô hình trang trại trồng xen canh của gia đình ông Cận được xem là mô hình điểm cho các nông dân trong vùng cùng học hỏi.
Khi thành lập hợp tác xã và mô hình nông hội, ông Cận cũng tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, trị sâu bệnh đến với các nông dân. Trong tình hình dịch bệnh, mô hình của ông cận cũng giải quyết được gần 10 lao động nhàn rỗi trên địa bàn".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.