Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Dầu thô tăng vọt, lấy lại mốc trên 100 USD/thùng

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 16/07/2022 09:25 AM (GMT+7)
Trong bối cảnh đồng USD suy yếu và nỗ lực gia tăng nguồn cung dầu gặp khó đã tiếp thêm động lực thúc đẩy giá dầu hôm nay duy trì đà tăng mạnh.
Bình luận 0

Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (16/7) sau khi leo dốc 2% vào phiên trước, vì giới đầu tư nghi ngờ khả năng tăng sản lượng đáng kể của OPEC và thông tin Arab Saudi không tăng sản lượng ngay lập tức.

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Thêm lực đẩy, giá dầu thô tăng vọt 

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,89 % lên 97,59 USD/thùng vào lúc 9h00 (giờ Việt Nam) ngày 16/7. Giá dầu thô Brent giao tháng 9 cũng tăng tới 2,08% lên 101,16 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 16/7/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 94,38 USD/thùng, tăng 1,55 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 100,94 USD/thùng, tăng 1,84 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Dầu thô tăng vọt, lấy lại mốc trên 100 USD/thùng - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Tiếp đà tăng mạnh, dầu Brent trở lại trên 100 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Dầu thô tăng vọt, lấy lại mốc trên 100 USD/thùng - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Tiếp đà tăng mạnh, dầu Brent trở lại trên 100 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Dầu thô tăng vọt, lấy lại mốc trên 100 USD/thùng - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Tiếp đà tăng mạnh, dầu Brent trở lại trên 100 USD/thùng

Giá dầu ngày 16/7 tăng mạnh chủ yếu do đồng USD suy yếu sau khi vọt lên mức cao nhất 20 năm khi thị trường đặt cược vào việc Fed sẽ tăng lãi suất ở mức hạn chế.

Trong nỗ lực vô hiệu hoá các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như tránh khả năng phương Tây áp trần giá với dầu của mình, Nga đã lên kế hoạch lập sàn giao dịch dầu quốc gia. Theo một số thông tin được phát đi thì sàn giao dịch dầu quốc gia của Nga có thể được khởi động vào mùa thu năm nay. Sàn giao dịch này được kỳ vọng sẽ thu hút đủ người để thiết lập dầu thô Nga theo chuẩn rieng vào giữa năm 2023.

Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy mạnh bởi nỗ lực gia tăng nguồn cung dầu thô đang gặp khó khi công suất của các nhà sản xuất lớn, theo nhiều chuyên gia, đã tới hạn.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu thô cũng đang chịu nhiều áp lực. Đó là sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có thể làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế.

Dữ liệu mới nhất được công bố hôm 13/7, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018 do các nhà máy lọc dầu của nước lại hạn chế công suất do lo ngại các đợt phong toả sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.

Cụ thể, sản lượng của các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc đã giảm gần 10% so với 1 năm trước. Riêng tháng 6, sản lượng đã giảm tới 6%.

Không chỉ tại Trung Quốc, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng chỉ ra nhu cầu đã giảm xuống còn 18,7 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.

Mặc dù đang chịu nhiều sức ép nhưng theo các chuyên gia, sau khi xem xét các yếu tố cung cầu trên thị trường, đã nhận định: Ở kịch bản bất lợi, mức giá của Brent sẽ là 120 USD vào nửa cuối năm 2022 và 110 USD vào năm 2023, giảm so với dự báo trước đó của Goldman lần lượt là 135 USD và 125 USD/thùng.

Ngay cả trường hợp xấu nhất, giá trị hợp lý của Brent là 105 USD cho 6 tháng cuối năm năm 2022 và 90 USD/thùng vào năm 2023.

Dầu thô liên tục biến động mạnh trong các phiên giao dịch trong tuần này, với một bên là lo ngại về suy thoái kinh tế và một bên là nguy cơ nguồn cung sụt giảm.

Việc giá dầu đã test lại mức giá 90 USD/thùng, vùng giá trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, cho thấy thị trường lo ngại rất nhiều về khả năng nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, nhiều hơn cả mức sản lượng suy yếu từ Nga. Chỉ số giá PPI và CPI liên tục đạt đỉnh và vượt qua vùng 20 năm đã tác động tiêu cực lên toàn bộ thị trường tài chính, đặc biệt là dầu thô. 

Tuy vậy, khác với thị trường tương lai, các dấu hiệu vẫn chỉ ra sự mất cân đối cung – cầu nặng nề trên thị trường hàng thực. Trong báo cáo tháng mới đây nhất, EIA đã hạ ước tính về công suất dư thừa của OPEC, nhất là sau khi tổ chức này liên tục sản xuất dưới hạn ngạch đề ra. Thiếu hụt đầu tư trong những năm trở lại đây cùng các bất ổn trong khu vực đã khiến cho ngành dầu khí, đặc biệt tại Trung Đông chịu ảnh hưởng lớn. Do đó, ngân hàng Goldman Sachs cho rằng giá Brent trong nửa cuối năm nay vẫn sẽ đạt trung bình 120 USD/thùng, cao hơn nhiều mức nhận định của tổ chức khác, như Citibank đề ra mốc 65 USD/thùng. Tính toán theo ước tính của IEA, OPEC sẽ phải tăng sản lượng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm, ở mức 30 triệu thùng/ngày để tạo ra cân bằng trên thị trường.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu…, giá xăng đã được điều chỉnh giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Dầu thô tăng vọt, lấy lại mốc trên 100 USD/thùng - Ảnh 4.

Tại thị trường trong nước, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu…, giá xăng đã được điều chỉnh giảm mạnh.

Theo đó, kể từ 0h ngày 11/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm giá xăng E5 RON 92 3.110 đồng/lít, xuống mức không quá 27.780 đồng/lít; giá xăng RON 95 giảm 3.090 đồng/lít, xuống mức không quá 29.670 đồng/lít.

Giá bán các mặt hàng dầu cũng giảm mạnh, trong đó dầu diezel giảm 3.022 đồng/lít, xuống mức không quá 26.590 đồng/lít; dầu hoả giảm còn không quá 26.345 đồng/lít…

Ở kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương – Tài chính cũng quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng ở mức 950 đồng/lít, dầu diesel 550 đồng/lít, dầu mazut 950 đồng/kg và dầu hỏa 500 đồng/lít. Cùng với đó, cơ quan quản lý yêu cầu ngừng chi sử dụng Quỹ đối với các loại xăng dầu.

Bộ Công Thương cho hay, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá ngày 1/7 và ngày 11/7/2022 là: 128,707 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 19,070 USD/thùng, tương đương giảm 12,90% so với kỳ trước); 136,530 USD/thùng xăng RON95 (giảm 18,314 USD/thùng, tương đương giảm 11,83% so với kỳ trước; 140,858 USD/thùng dầu hỏa (giảm 21,062 USD/thùng, tương đương giảm 13,00% so với kỳ trước); 146,705 USD/thùng dầu diesel (giảm 20,690 USD/thùng, tương đương giảm 12,36% so với kỳ trước); 533,750 USD/tấn dầu mazút 180CST 3,5S (giảm 72,645 USD/tấn, tương đương giảm 11,980% so với kỳ trước).

Cùng với việc giá thế giới giảm mạnh, cơ quan điều hành nhấn mạnh rằng, ngày 8/7 vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo mức Chính phủ đề xuất và bắt đầu áp dụng từ ngày 11/7, việc này đã góp phần hỗ trợ giảm giá xăng dầu trong nước.

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 16/7 như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 27.788 đồng/lít, tức giảm 3.103 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Xăng RON95-III không cao hơn 29.675 đồng/lít, cũng giảm tới 3.088 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Dầu diesel 0.05S không cao hơn 26.593 đồng/lít, giảm 3.022 đồng/lít. Dầu hỏa không cao hơn 26.345 đồng/lít, giảm 2.008 đồng/lít. Dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 17.712 đồng/kg, giảm 2.010 đồng/kg so với giá bán hiện hành.

Được biết, Bộ Công Thương cho hay, ngày 15/7, giá xăng A95 nhập khẩu từ Singapore đã rớt mạnh về mức 118 USD/thùng. Đây là mức giá rớt mạnh nhất trong vòng 5 tháng qua, mở ra cơ hội hạ nhiệt giá xăng trong kỳ điều chỉnh 21/7 tới.

Mức giá này tương đương với mức giá cuối tháng 2/2022. Thời điểm đó, giá xăng A95 trong nước đang duy trì ở mức 26.278 đồng/lít.

Giá xăng nhập giảm do giá dầu thô toàn cầu liên tục rớt dưới 100 USD/thùng trong thời gian dài vừa qua. Phiên giao dịch hôm 15/7, giá dầu Brent là 99 USD/thùng và dầu WTI là 95 USD.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem