Năm 2022 đã chấm dứt giai đoạn 10 năm tăng trưởng xuất khẩu của ngành điều

Trần Khánh Thứ bảy, ngày 07/01/2023 20:34 PM (GMT+7)
Năm khốn khó 2022 đã chấm dứt giai đoạn 10 năm tăng trưởng xuất khẩu kéo dài của ngành điều, khi điều nhân xuất khẩu và điều thô nhập khẩu đều giảm đáng kể so năm trước.
Bình luận 0

Đây là thông tin không mấy vui của ngành điều tại Hội nghị tổng kết hoạt động ngành điều năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 tổ chức tại TP.HCM, chiều ngày 7/1.

Một năm khó khăn của ngành điều

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/12/2022, số lượng điều nhân xuất khẩu và điều thô nhập khẩu đều giảm đáng kể so với cùng kỳ 2021. Giá xuất khẩu điều nhân và nhập khẩu điều thô cũng cũng giảm.

Toàn ngành điều Việt Nam đã xuất khẩu được 493.708 tấn điều nhân các loại; kim ngạch xuất khẩu hơn 2,93 tỷ USD.

Dự kiến cả năm 2022, Việt Nam chỉ xuất khẩu nhân điều đạt giá trị 3,07 tỷ USD; chưa đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỷ USD. Ảnh: Trần Khánh

Dự kiến cả năm 2022, ngành điều Việt Nam chỉ xuất khẩu nhân điều đạt giá trị 3,07 tỷ USD; chưa đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỷ USD. Ảnh: Trần Khánh

Dự kiến cả năm 2022, Việt Nam chỉ xuất khẩu nhân điều đạt giá trị 3,07 tỷ USD, chưa đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỷ USD (dù đã giảm khoảng 600 triệu USD so với mục tiêu ban đầu là 3,8 tỷ USD).  

Tương tự, tính đến ngày 15/12/2022, các doanh nghiệp ngành điều đã nhập khẩu được 1.817.529 tấn điều thô từ nước ngoài; với giá trị hơn 2,58 tỷ USD.

Trong nước, mùa vụ điều năm nay đã tới trễ hơn do biến đổi khí hậu. Ở một số vùng trồng điều chính cũng đã có dấu hiệu sâu bệnh.

Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đánh giá: "Năm 2022 có thể nói đã chấm dứt giai đoạn tăng trưởng về xuất khẩu kéo dài 10 năm của ngành điều, từ năm 2011-2021".

Theo ông Công, hầu hết các giai đoạn trong năm 2022, các nhà nhập khẩu và chế biến có xu hướng chậm mua hàng nguyên liệu. Nguyên nhân là do sự không tương quan giữa giá điều thô nhập khẩu và giá nhân xuất khẩu.

Giá điều thô vẫn ở mức rất cao so với giá nhân bán ra. Giá thành chế biến xuất khẩu cao trong khi giá bán nhân xuất khẩu thấp. Các nhà máy chế biến xuất khẩu khó cân đối để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiều số liệu cho thấy ảnh hưởng dây chuyền của khủng hoảng năng lượng và lương thực lên lạm phát và sức khỏe của nền kinh tế các nước.

Những yếu tố này cũng tác động tiêu cực lên mức chi tiêu của người dân nói chung và sức mua của thị trường hạt điều nói riêng.

Hầu bao của người tiêu dùng đang bị teo tóp, dẫn đến sự chi tiêu cho thực phẩm không thiết yếu như hạt điều đã bị ảnh hưởng. Ảnh: Trần Khánh

Hầu bao của người tiêu dùng đang bị teo tóp, dẫn đến sự chi tiêu cho thực phẩm không thiết yếu như hạt điều đã bị ảnh hưởng. Ảnh: Trần Khánh

Hầu bao của người tiêu dùng đang bị teo tóp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự chi tiêu cho thực phẩm không thiết yếu như hạt điều đã bị ảnh hưởng.  

Bên khi đó, thị trường lớn khác của hạt điều Việt Nam là Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero Covid đến cuối năm 2022. Điều này đã ảnh hưởng bất lợi nhất định đến ngoại thương và xuất khẩu nhân điều cũng như nông sản khác của Việt nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2022.

Ngành điều hạ chỉ tiêu doanh số xuất khẩu

Năm 2023, thị trường được dự báo sẽ có nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu song hành với chú trọng thị trường trong nước sẽ là cơ sở để ngành nông nghiệp Việt Nam hướng đến mục tiêu xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 54 tỷ USD năm 2023 (tăng 780 triệu USD so với năm 2022).

Sản xuất hạt điều tại một công ty chế biến ở Đồng Nai. ảnh: T.L

Sản xuất hạt điều tại một công ty chế biến ở Đồng Nai. ảnh: T.L

Tuy nhiên, theo phân tích của Vinacas, tính đến tháng cuối của năm 2022 và năm 2023, hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu và ở Việt Nam tiếp tục còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tăng trưởng của ngành điều sẽ bị tác động đáng kể do nhu cầu tiêu thụ điều nhân toàn cầu tiếp tục ảm đạm; thị trường nguyên liệu điều thế giới sẽ gặp nhiều thách thức.

Như vậy, tình hình xuất khẩu điều nhân giai đoạn 2022-2023 xem ra càng khó khăn hơn cả giai đoạn 2019-2021 (thời điểm Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19).

Vì thế, Ban chấp hành Vinacas đề nghị điều chỉnh mức chỉ tiêu doanh số xuất khẩu điều nhân năm 2023 ở mức khiêm tốn; khoảng 3,1 tỷ USD, tăng nhẹ 30 triệu USD so với năm 2022, ông Công cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem