Giống chín trung bình, chữ đường CCS khá, đặc biệt là kháng được nhiều sâu bệnh như sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh than và bệnh thối đỏ.
Vụ hè năm 2012, 4 hộ nông dân ở thôn Thủ Thiện Hạ (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) đã được hỗ trợ 100% tiền giống để làm mô hình “Thâm canh giống mía mới” trên diện tích 1ha đất phù sa ven sông Kôn. Mô hình này được thực hiện bằng kỹ thuật trồng mía hàng đôi theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định. Trồng mía hàng đôi để có khoảng trống giữa 2 hàng mía từ 1,6 – 1,8m để cây mía dễ quang hợp, thuận lợi cho gốc mía đẻ nhánh, phát triển thân mía to, năng suất sẽ cao hơn.
Qua thực tế sản xuất và tổng kết mô hình mới đây cho thấy, trong cùng một điều kiện về khí hậu, đất đai, thời vụ, nước tưới nhưng khác nhau về giống mía và cách trồng, chủng loại và mức đầu tư phân bón nên năng suất giống mía K88-92 trong mô hình (trồng hàng đôi) đạt 110 tấn/ha (5,5 tấn/sào, còn giống mía đối chứng R579 (trồng hàng đơn) chỉ đạt 80 tấn/ha (4 tấn/sào).
Hạch toán kinh tế cho thấy, với giá mua bảo hiểm của Công ty CP Đường Bình Định (BISUCO) 900.000 đồng/tấn mía cây, thì mía trong mô hình có lợi nhuận 27,8 triệu đồng/ha cao hơn mía đối chứng 18,7 triệu đồng/ha. Sau thu hoạch mía tơ, bà con tiếp tục chăm sóc mía gốc với thời gian bón phân sớm hơn, lượng phân bón tăng lên 15-20% so với mía tơ.
Đào Minh Trung
Vui lòng nhập nội dung bình luận.