Giúp trẻ em khuyết tật tự tin, hòa nhập với cộng đồng

Minh Tiến Thứ hai, ngày 09/12/2024 02:43 AM (GMT+7)
Tại Việt Nam, vẫn còn một số trẻ khuyết tật phải đối mặt với các rào cản từ giáo dục, xã hội đến việc định hướng nghề nghiệp. Việc quan tâm, hỗ trợ trẻ em khuyết tật sẽ giúp các em phát triển và thể hiện tính nhân văn sâu sắc của cộng đồng.
Bình luận 0

Những khó khăn trẻ em khuyết tật phải đối mặt

Trẻ em khuyết tật là một bộ phận không thể tách rời của xã hội, những mầm non mang trong mình sức sống mãnh liệt bất chấp khó khăn vươn lên số phận với những mảnh đời kém may mắn.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật, chiếm gần 1,5% tổng dân số trẻ em. Các dạng khuyết tật phổ biến bao gồm khiếm thính, khiếm thị, tự kỷ, bại não, và khuyết tật vận động.

Trao cơ hội bình đẳng cho trẻ em khuyết tật: Hành trình vươn lên từ nghị lực - Ảnh 1.

Các em học sinh của khoa Can thiệp trẻ tự kỷ (Trung Tâm PHCN người khuyết tật Thụy An) trong giờ tập luyện thể chất. Ảnh: Minh Tiến.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà trẻ em khuyết tật phải đối mặt là sự hạn chế trong giáo dục. Mặc dù hệ thống giáo dục hòa nhập đã được triển khai tại nhiều nơi, song không phải trường học nào cũng có đủ cơ sở vật chất và giáo viên chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu của các em. 

Nhiều trẻ phải bỏ học giữa chừng vì không thể theo kịp chương trình giảng dạy. Điều này không chỉ khiến các em mất đi cơ hội học tập mà còn thu hẹp con đường hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Vẫn có trẻ em khuyết tật và gia đình của các em vẫn bị phân biệt đối xử, dẫn đến tâm lý tự ti và thu mình trong cuộc sống. Thay vì được khuyến khích và hỗ trợ để hòa nhập, các em phải đối mặt với ánh mắt e ngại từ những người xung quanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân mà còn làm giảm khả năng đóng góp của các em cho xã hội trong tương lai.

Chung tay từ gia đình tới xã hội dành cho tương lai người khuyết tật

Việc tổ chức hướng nghiệp và hỗ trợ nghề nghiệp cho trẻ em khuyết tật là một bước đi cần thiết và nhân văn. Hướng nghiệp không chỉ đơn thuần là trang bị kỹ năng nghề mà còn giúp các em tìm thấy giá trị của bản thân và tự tin hòa nhập xã hội. 

Các ngành nghề như công nghệ thông tin, thủ công mỹ nghệ hay kinh doanh trực tuyến đều phù hợp với năng lực của nhiều trẻ khuyết tật. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc định hướng và hỗ trợ các em ngay từ sớm.

Ngoài ra, việc thay đổi nhận thức của xã hội là một yếu tố quan trọng. Những chiến dịch truyền thông nhằm xóa bỏ định kiến và nâng cao nhận thức về trẻ em khuyết tật cần được thực hiện rộng rãi hơn. Một môi trường không có kỳ thị sẽ là nền tảng để các em cảm nhận được sự đồng hành và yêu thương, từ đó mạnh dạn theo đuổi ước mơ.

Trao cơ hội bình đẳng cho trẻ em khuyết tật: Hành trình vươn lên từ nghị lực - Ảnh 2.

Trẻ em khuyết tật cần được tiếp cận giáo dục và hướng nghiệp ngay từ sớm, không chỉ để các em có kỹ năng sống mà còn giúp phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng. (Trong ảnh là tiết dạy học của một trung tâm phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật trên địa bản Hà Nội) Ảnh: Minh Tiến.

Trẻ em khuyết tật cần cơ hội để học tập, để làm việc và để chứng minh rằng mình cũng có thể góp phần xây dựng xã hội. 

Về nội dung này, trao đổi với PV Dân Việt, ông Đào Xuân Quyền - Phó Giám đốc trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An chia sẻ: "Chúng ta cần phải nỗ lực xây dựng môi trường học tập và làm việc công bằng, giúp các em phát triển hết tiềm năng tiềm ẩn trong con người của mình. Việc tổ chức hướng nghiệp và hỗ trợ nghề nghiệp cho trẻ em khuyết tật là một bước đi cần thiết và nhân văn. Hướng nghiệp không chỉ đơn thuần là trang bị kỹ năng nghề mà còn giúp các em tìm thấy giá trị của bản thân và tự tin hòa nhập xã hội".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem