Dưới đây là 7 công thức nước ép rau má kết hợp với các loại củ quả, giúp hương vị thơm ngon, bổ dưỡng.
Rau má là loại rau chứa nhiều dưỡng chất. Không chỉ làm thức ăn, rau má mà còn là nguồn dược liệu quý giúp điều trị nhiều bệnh. Cách chế biến rất đơn giản, có thể ăn rau sống, làm nộm - gỏi, xào hay nấu canh. Đặc biệt nước ép rau má vừa ngon lại vừa dễ làm.
Tuy nhiên rau má rất ít nước khá khó uống nên thay vì ép 1 mình rau má nên kết hợp với củ quả có nhiều nước, có mùi thơm và hương vị đặc trưng để giúp nước ép thơm, ngon, dễ uống hơn.
*Công dụng của nước ép rau má:
- Giải nhiệt, hạ sốt, mát gan.
- Chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ hệ tuần hoàn.
- Thanh lọc cơ thể
- Tốt cho những người bị các bệnh liên quan tới tĩnh mạch.
- Giúp vết thương nhanh lành.
- Tăng cường trí nhớ và thị lực.
7 số công thức nước ép rau má thơm và dễ uống:
1. Nước ép rau má - đậu xanh - cốt dừa
2. Nước ép rau má - dứa
3. Nước ép rau má - táo
4. Nước ép rau má - ổi
5. Nước ép rau má - củ đậu
6. Nước ép rau má - dưa leo - dưa lê
7. Nước ép rau má - dừa tươi
*Những lưu ý khi dùng nước ép rau má:
- Không nên lạm dụng, chỉ nên uống 1 cốc tương đương 40g lá má mỗi ngày. Và không nên uống liên tục. Nếu uống liền 1 tháng thì nên nghỉ ít nhất nửa tháng mới tiếp tục.
- Quan sát cơ thể ở những lần uống đầu tiên.
*Những người không nên dùng rau má hoặc nước ép rau má thường xuyên:
– Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ cho con bú nên uống ít.
– Những người đang mong muốn thụ thai.
– Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường nên sử dụng ra má ở một lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
– Những người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.