Nước sông Đà đã rút sớm. Mới 9 giờ sáng, vũng Bản Khảo đã trơ bùn, kéo hàng trăm gọng vó bè, vó tời tham dự vào cuộc "triệt thoái" rầm rộ theo mực nước.
Bắt đầu từ những chiếc thuyền nan, lưới mảnh... mẻ tôm, mẻ cá dần nhiều hơn từ những gọng vó. Để làm một chiếc vó bè phải hạ hàng trăm cây tre, kết mảng rồi dựng lán lợp cọ thành nhà trên mảng. Nước lên, nước xuống cứ thả bè trôi theo, muốn năng suất thì bắc vó cả hai đầu.
Nghề vó bè bắt nguồn từ dân sông nước mạn Phong Châu, Bạch Hạc (Phú Thọ) ngược lên truyền lại. Vó tời đơn giản hơn, hợp với người Mường bản địa vì… nghèo. Vài chục cây tre dựng bốn góc, một vuông lưới với cái tời quay tay, mỗi ngày cũng được vài cân cá tép, đủ đưa nồi cơm qua mùa giáp hạt.
|
Bãi vó Bản Khảo (xã Tường Ha) thường có tới hàng trăm gọng vó tập kết. Mùa cạn, nước sông Đà dâng lấp xấp là mùa đánh tép sông và cá con. |
|
Anh Đinh Văn Tân (dân tộc Mường) gắn bó với nghề vó ở Bản Khảo, xã Tường Hạ (Phù Yên, Sơn La) đã 20 năm. Hôm nay nước kém, mẻ tép của anh Tân chỉ được vài cân. |
|
Nước sông Đà cũng lên xuống như thuỷ triều. 9 - 10 giờ sáng, nước rút lộ đáy trơ cả bùn, hàng trăm gọng vó bè, vó tời phải di chuyển theo mực nước. |
|
Để xuôi vó, người ta phải thuộc luồng lạch, nếu mắc cạn vài bãi sỏi, coi như mất công sức cả ngày, bữa cơm hôm đó ắt hẳn chỉ có canh rau. |
|
Mót chỗ cá sót lại sau khi đã kéo tời. |
|
Trời mưa, Đinh Văn Nam (4 tuổi) rúc vào chiếc áo mưa của mẹ. Những đứa trẻ chưa đến tuổi vào lớp 1 như Nam thường theo cha mẹ lênh đênh sông nước. |
|
Chị Ngô Thị Phương lo lắng với cơn mưa ngày càng nặng hạt. Vốn là dân sông nước quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc, chị theo chồng trên chiếc vó bè ngược sông Hồng lên đây đã 20 năm. |
|
Mới lấy vợ được 1 năm lại ở nhờ bè của bố, anh Đặng Hoàng Bộ (em trai chị Phương) đang ấp ủ một mái nhà xây ở quê. |
Lê Hữu Thọ
Vui lòng nhập nội dung bình luận.