Hàng loạt doanh nghiệp công nghệ rời bỏ Nga: Microsoft thông tin gây sốc

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 09/06/2022 11:27 AM (GMT+7)
Tập đoàn Microsoft hôm 8/6 cho biết, họ đã cắt giảm đáng kể hoạt động kinh doanh của mình ở Nga, tiếp nối tham gia vào danh sách một loạt các công ty đang giảm mức độ tiếp xúc hoặc rút khỏi đất nước này sau cuộc tấn công Ukraine.
Bình luận 0

Microsoft cho biết, họ đang "thu hẹp đáng kể" hoạt động kinh doanh của mình ở Nga, hơn ba tháng sau khi Nga tấn công Ukraine. "Gã khổng lồ phần mềm" lần đầu tiên rút chốt dừng doanh số bán sản phẩm và dịch vụ "mới" vào tháng 3, trong khi việc đình chỉ bán hàng mới đã được thông báo trước đó vào tháng 3 này vẫn có hiệu lực ở thời điểm hiện tại. Giờ đây, tờ Bloomberg News báo cáo rằng công ty đang sa thải 400 nhân viên ở Nga khi công việc kinh doanh ở đó bắt đầu kết thúc.

Microsoft 'giảm đáng kể' quy mô kinh doanh ở Nga trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra. Ảnh: @AFP.

Microsoft 'giảm đáng kể' quy mô kinh doanh ở Nga trong bối cảnh cuộc tấn công Ukraine đang diễn ra. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, công ty cho biết họ sẽ hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng hiện có với khách hàng Nga. Người phát ngôn của Microsoft cho biết: "Do những thay đổi về triển vọng kinh tế và tác động đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi ở Nga, chúng tôi đã đưa ra quyết định giảm đáng kể quy mô hoạt động của mình tại Nga. "Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng hiện có với khách hàng Nga trong khi việc tạm ngừng bán hàng mới vẫn có hiệu lực". Hãng tin Bloomberg, hãng đầu tiên đưa tin, cho biết hơn 400 nhân viên sẽ bị ảnh hưởng trong lần "cải tổ" này.

Microsoft cho biết họ đang "hợp tác chặt chẽ với những nhân viên bị ảnh hưởng" ở Nga, vì 400 nhân viên sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định ngừng hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc tài chính Microsoft Amy Hood tiết lộ hồi đầu năm rằng, Nga chỉ chiếm chưa đến một phần trăm doanh thu của Microsoft.

Danh sách các công ty CNTT ngày càng gia tăng cắt đứt quan hệ với Nga

Hàng chục công ty CNTT lớn nhất thế giới đã cắt đứt quan hệ với Nga và ngừng hoạt động cũng như bán hàng ở nước này kể từ khi nước đó tấn công Ukraine.

Chỉ trong tuần này, IBM cho biết họ sẽ ngừng kinh doanh tại Nga. IBM cho biết công ty dự kiến sẽ không có đóng góp nào từ Nga trong năm tài chính 2022. "Khi hậu quả của chiến tranh tiếp tục gia tăng và sự không chắc chắn về sự phân chia dài hạn của nó ngày càng tăng, chúng tôi hiện đã đưa ra quyết định thực hiện một cách có trật tự hoạt động kinh doanh của IBM ở Nga. Chúng tôi thấy động thái này vừa đúng đắn vừa cần thiết và là bước đi tự nhiên tiếp theo sau khi tạm ngừng kinh doanh",CEO Arvind Krishna cho biết trong một bức thư gửi nhân viên IBM.

Những gã khổng lồ công nghệ khác ngừng hoạt động ở Nga bao gồm Dell Technologies, HP Inc, Hewlett Packard Enterprise, SAP, DXC Technology , Accenture và nhiều hãng khác.

Công ty đã đình chỉ doanh số bán hàng mới ở Nga vào tháng 3 khi bắt đầu cuộc xâm lược, tham gia cùng một số công ty công nghệ khác trong việc loại bỏ quốc gia này khỏi các công nghệ. Nhưng vào cuối tháng 3, Microsoft tuyên bố sẽ không tạm ngừng hợp tác với khách hàng đến từ Nga, nhưng sẽ tiếp tục làm việc với các trường học, bệnh viện của Nga và một số tổ chức khác.

"Việc tước bỏ các tổ chức cập nhật phần mềm và dịch vụ này có thể gây rủi ro cho sức khỏe và sự an toàn của thường dân vô tội, bao gồm cả trẻ em và người già", Giám đốc điều hành của công ty Brad Smith cho biết vào tháng 3 như được trích dẫn bởi tờ Reuters.

Gần đây, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã chỉ thị ủy ban phát triển kỹ thuật số của chính phủ chuẩn bị các đề xuất trước ngày 1/8 để thay thế các giải pháp kỹ thuật số của nước ngoài bằng các sản phẩm phần mềm của Nga và đưa ra các biện pháp hỗ trợ các công ty CNTT trong nước.

Microsoft không phải là công ty đa quốc gia lớn đầu tiên tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga. Nhiều công ty phương Tây, bao gồm Dell, Apple, Nike và Adidas, đãcắt đứt quan hệ với Nga, đóng cửa các cửa hàng hoặc tạm dừng bán hàng. Ảnh: @AFP.

Microsoft không phải là công ty đa quốc gia lớn đầu tiên tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga. Nhiều công ty phương Tây, bao gồm Dell, Apple, Nike và Adidas, đã cắt đứt quan hệ với Nga, đóng cửa các cửa hàng hoặc tạm dừng bán hàng. Ảnh: @AFP.

Thậm chí, vào tháng 4, Microsoft cho biết họ đã làm gián đoạn các cuộc tấn công mạng do một kẻ tấn công có liên hệ với Nga thực hiện nhằm vào các tổ chức ở Ukraine, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Strontium - còn được gọi là Fancy Bear hoặc APT28 - được biết đến với mối liên hệ với chính phủ Nga, đã tiến hành các cuộc tấn công vào các tổ chức truyền thông ở Ukraine, các tổ chức chính phủ và các tổ chức tư vấn ở Mỹ và EU có liên quan đến chính sách đối ngoại và các thực thể khác.

"Chúng tôi tin rằng Strontium đang cố gắng thiết lập quyền truy cập lâu dài vào các hệ thống của mục tiêu, cung cấp hỗ trợ chiến thuật cho cuộc xâm lược vật lý và lấy cắp thông tin nhạy cảm", Microsoft cho biết trong một bài đăng trên blog vào thời điểm đó do Tom Burt, phó chủ tịch tập đoàn của Microsoft công bố. "Chúng tôi đã thông báo cho chính phủ Ukraine về hoạt động mà chúng tôi đã phát hiện và hành động mà chúng tôi đã thực hiện".

Theo Microsoft, Strontium và "gần như tất cả các tổ chức quốc gia-nhà nước của Nga" đã tấn công chính phủ và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

"Các cuộc tấn công đã không chỉ làm suy giảm hệ thống các tổ chức ở Ukraine mà còn tìm cách phá vỡ quyền truy cập của người dân vào thông tin đáng tin cậy, và các dịch vụ đời sống quan trọng mà dân thường phụ thuộc vào, đồng thời cố gắng làm lung lay lòng tin vào sự lãnh đạo của đất nước", Tom Burt cho biết vào thời điểm đó. Microsoft cũng lưu ý rằng "có khả năng các cuộc tấn công mà họ đã quan sát được chỉ là một phần nhỏ của hoạt động nhắm vào Ukraine".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem