Trần Trang Nhung sinh năm 1987, là cơ phó điều khiển Airbus 321 đầu tiên
của Việt Nam. Cô được đào tạo bài bản tại Pháp và vừa trở về nước năm
2009.
Trang Nhung sở hữu gương mặt khả ái, nụ cười tỏa sáng và một vóc dáng
cân đối, trẻ trung như một sinh viên. Thoạt nhìn Trang Nhung có những
nét rất giống với ca sĩ Bảo Thy.
Trang Nhung thổ lộ: Năm 2005, tình cờ cô đọc được thông báo tuyển nữ phi
công. Để chiều lòng mẹ, cô nộp hồ sơ thi vào đại học Bách khoa Hà Nội,
một mặt bí mật nộp hồ sơ thi tuyển phi công. Cùng một lúc cô nhận được 2
kết quả vừa trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin đại học Bách khoa,
lại vừa trúng tuyển phi công. Cô quyết định bảo lưu kết quả đại học
Bách khoa và theo học phi công.
Tuy tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ sớm, nhưng Nhung vẫn giữ được những nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Nhung chia sẻ: Trong ngành hàng không, mỗi lần nâng cấp bậc, tùy thuộc
vào tổng giờ bay của mỗi phi công. Đặc biệt, phi công cần có cách xử lý
tình huống, trong mọi trường hợp phải kiên nhẫn và bình tĩnh, phải có
thần kinh thép để xử lý mọi vấn đề. Trong các vụ tai nạn về hàng không,
có tới 80% là do yếu tố con người, vì vậy phải cẩn trọng tuyệt đối, nhạy
bén và có óc phán đoán.
Trang Nhung kết hôn năm 24 tuổi với người bạn học, cũng là phi công. Do
là đồng nghiệp nên Nhung và chồng có thể cùng nhau chia sẻ và giúp đỡ
trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hiện tại vợ chồng Trang Nhung
đã có một con trai 17 tháng tuổi.
Gần nửa năm trước, trong lần thi tuyển vào hãng hàng không Vietjetair,
cô gái 29 tuổi ,cao 1,75m với tác phong chuyên nghiệp, có khả năng nói 3
thứ tiếng đã gây ấn tượng. Cô đã vượt qua nhiều nữ ứng viên khác và trở
thành nữ phi công duy nhất của hãng. Cô chính là Anna, nữ phi công xinh
đẹp của Vietjetair.
Sinh ra và lớn lên ở thủ đô Warsaw (Ba Lan), Anna chia sẻ, được sống và
làm việc ở Việt Nam cũng là một điều may mắn, và cô thấy hài lòng khi
được thỏa giấc mơ bay trên dải đất hình chữ S này.
Anna cho biết, cha cô là phi công nghiệp dư nên cô có nhiều cơ hội làm
quen với máy bay khi còn rất trẻ. Trong một lần cùng ông bay thử với tàu
lượn, cô đã đam mê với bầu trời. Tuy nhiên, phải sau một thời gian dài
theo học để lấy bằng thạc sĩ về giải trí và du lịch, cũng như thử sức
với vai trò làm tiếp viên hàng không, huấn luyện viên đua ngựa... cuối
cùng cô quyết định gắn bó lâu dài với nghiệp bay.
Nữ phi công cho biết, cô rất thích áo dài Việt ,vì khi mặc rất kín đáo,
tôn được nét đẹp ngoại hình của người phụ nữ, nhưng tiếc là cô ít có cơ
hội mặc chúng.
Cô rất ấn tượng với món ăn Việt, đặc biệt là món phở và rau muống xào
tỏi. Nữ phi công còn khoe rằng, khả năng nấu các món ăn Việt của cô ngày
càng khá, thậm chí còn có thể tự nấu phở cho gia đình.
Anna chia sẻ, cô rất hài lòng với công việc hiện tại và có cuộc sống
hạnh phúc cùng chồng ở TP HCM. Cô cho rằng, cuộc đời cô có một may mắn
nữa là luôn được chồng ủng hộ và chia sẻ nên không cảm thấy quá áp lực
giữa công việc và gia đình.
Nữ cơ phó Nguyễn Kim Châu (SN 1989) là cô gái nhỏ tuổi nhất của đoàn bay
919 - Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Hiện Châu đã
có hơn 1.000 giờ bay an toàn. Châu tâm sự, cô đến với nghề phi công rất
tình cờ. Học hết cấp 3, trong thời gian định đi du học, chỉ vì đọc qua
một mẩu tin Vietnam Airlines tuyển phi công, Kim Châu đã quyết định đăng
ký và trải qua các cuộc tuyển trạch gắt gao để được vào học lớp huấn
luyện phi công.
Để có thể trở thành phi công, Châu đã phải trải qua những chuỗi ngày
căng thẳng, chịu đựng gian khổ và rèn luyện ở các vòng kiểm tra thể lực
nhịp tim huyết áp, bài thi trắc nghiệm phản xạ.... Sau đó, Châu tiếp tục
đi huấn luyện ở nước ngoài với hơn 200 giờ bay và hoàn thành một số bài
thi để trở thành cơ phó.
Huỳnh Lý Đông Phương 25 tuổi, cao hơn 1,7m, dáng người mảnh mai với mái
tóc dài và nụ cười rạng rỡ, thường khiến người đối diện ồ lên khi biết
cô gái dịu dàng này là một phi công nhiều kinh nghiệm. Làm việc cho hãng
hàng không Việt Nam Airlines 2 năm, Huỳnh Lý Đông Phương không ít lần
khiến hành khách bất ngờ khi thấy cô trong khoang lái. Nhiều người còn
đòi chụp ảnh với cô phi công xinh đẹp để làm kỷ niệm.
Trong suy nghĩ của nhiều người, phi công là nghề nguy hiểm, vất vả và
chỉ phù hợp với nam giới. Tuy nhiên, với Ann Parr Waples, cơ trưởng
trong hãng Air Mekong, thì "lái máy bay là một công việc rất thú vị và
an toàn". "Để trở thành phi công giỏi, không cần biết là nam hay nữ, đều
cần phải rèn luyện óc phán đoán và xử lý tình huống khẩn cấp", Ann chia
sẻ.
Cùng đoàn bay với Ann, Laurel Cook, 26 tuổi đến từ bang California (Mỹ)
lại yêu thích và muốn trở thành phi công sau một chuyến du lịch bằng máy
bay từ thời thơ ấu. Ảnh: Laurel Cook, ngoài cùng bên phải.
VTC News (Theo VTC News)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.